Mỹ siết xuất khẩu cho hãng chip hàng đầu Trung Quốc vì liên quan đến quân đội

Chính phủ Mỹ vừa áp hạn chế xuất khẩu cho nhà sản xuất chip silicon lớn nhất của Trung Quốc, sau khi kết luận rằng việc xuất khẩu này gây ra “rủi ro không thể chấp nhận được” vì sản phẩm có thể dùng vào các mục đích quân sự.

Một nhân viên an ninh đứng gác bên ngoài trụ sở của SMIC ở Thượng Hải tại lễ khai trương năm 2001. (Ảnh: Reuters)

Một nhân viên an ninh đứng gác bên ngoài trụ sở của SMIC ở Thượng Hải tại lễ khai trương năm 2001. (Ảnh: Reuters)

Những nhà cung cấp trang thiết bị nhất định cho Công ty hợp tác quốc tế sản xuất thiết bị bán dẫn (SMIC) từ nay sẽ phải nộp đơn xin cấp phép xuất khẩu, Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm 25/9.

Bước đi mới nhất này đánh dấu bước chuyển trong chính sách của Mỹ. Đầu năm nay, các hãng nộp đơn xin cấp phép xuất khẩu thiết bị có thể dùng vào mục đích quân sự cho SMIC được Bộ Thương mại Mỹ thông báo rằng giấy phép là không cần thiết, Reuters dẫn lời 3 người nắm được vấn đề cho biết. 

SMIC nói rằng họ chưa nhận được thông báo chính thức nào về việc hạn chế và khẳng định họ không có quan hệ với quân đội Trung Quốc. 

SMIC là hãng công nghệ hàng đầu mới nhất của Trung Quốc bị Mỹ hạn chế thương mại vì liên quan đến các vấn đề an ninh quốc gia hoặc chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước đó, tập đoàn viễn thông Huawei bị Mỹ đưa vào Danh sách thực thể, nên không được phép mua các loại chip công nghệ cao từ Mỹ nữa. 

“Có rất nhiều thông tin về hành động của chính quyền Trump đối với Tiktok, nhưng hành động đáng kể hơn xét từ quan điểm kinh tế toàn cầu là những hạn chế đối với SMIC và các hãng công nghệ lớn khác của Trung Quốc như Huawei”, ông Nicholas Klein, một luật sư tại

Washington chuyên về thương mại quốc tế, nói với Reuters. 

Ông Klein nói rằng những hành động này rất có thể vấp phải đáp trả từ Bắc Kinh. 

Đầu tháng này, Lầu Năm góc nói rằng họ đang làm việc với các bộ ngành khác để quyết định có đưa SMIC vào danh sách đen vì liên quan đến quân đội Trung Quốc hay không. 

Các hãng Mỹ như Lam Research, KLA và Applied Materials, từ nay sẽ phải xin phép trước khi xuất khẩu những mặt hàng nhất định cho SMIC.

Theo Tiền Phong, Reuters

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video