Mua bán tràn lan thuốc điều trị COVID-19: Coi chừng tiền mất, tật mang

Nhiều người đang mua thuốc để tự điều trị COVID-19 theo những lời truyền tai nhau trên mạng. Còn người bán thì bán tràn lan, bất chấp các quy định pháp luật.

Mua bán tràn lan thuốc điều trị COVID-19: Coi chừng tiền mất, tật mang

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp, để phòng ngừa cho bản thân và gia đình, nhiều người dân đã tự tìm mua thuốc được cho là tương tự với các loại cơ quan chức năng đưa ra, rồi tự điều trị và không thông báo cho cơ sở y tế.

Theo quy định, thuốc điều trị COVID-19 có 3 loại là gói A, B và C tùy theo mức độ của bênh nhân chỉ bị sốt hay đã là F0, Với các gói B phải có đơn của bác sĩ, gói C phải do bác sĩ trực tiếp chỉ định và cấp phát tại bệnh viện.

Thế nhưng, hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh, khá dễ dàng tìm mua các loại thuốc được cho là dành cho F0, F1. Chưa đến 5 phút tìm trên mạng là có thuốc ngay, thuốc giao tận nhà, mua số lượng lớn cũng có.

PV: Bên mình đang bán Arbidol phải không?

Người bán hàng qua mạng: Anh mua màu đỏ hả?

PV: còn hàng không em?

Người bán hàng qua mạng: Dạ còn anh.

PV: Giá giờ sao em? 

Người bán hàng qua mạng: 1 hộp 400.000.

PV: Giá 400 là em bán 1 hộp hay bán sỉ?

Người bán hàng qua mạng: Giá 400.000 là em bán lẻ. Còn anh lấy số lượng bao nhiêu thì anh nói em báo giá lại.

Bên cạnh các loại thuốc nhập lậu, chưa có cơ sở rõ ràng trong việc điều trị, phòng ngừa COVID-19, nhiều người dân cũng tìm mua các loại thuốc có trong danh mục cơ quan chức năng đưa ra. Một dược sĩ cho biết, người dân tìm mua theo các đơn thuốc trong đó có thuốc kháng đông, kháng viêm nhiều hơn đơn thuốc có thuốc kháng virus. Một số nhà thuốc bán bất chấp, kể cả không có đơn cũng bán và người dân cũng bất chấp trong việc sử dụng thuốc.

Dược sĩ tại một hệ thống nhà thuốc TP Hồ Chí Minh cho biết: "Một số người liên lạc với bác sĩ qua Zalo, bác sĩ khám trực tiếp qua Zalo và không có ký tên. Một số trường hợp đơn đó được chia sẻ ở trên mạng nên dạng là hình chụp một bài đăng trên Facebook. Một số sẽ là đơn viết tay. Ít khi gặp được đơn có bác sĩ chỉ định có ký tên. Em không biết bằng cách nào họ tiếp cận được đơn đó nhưng họ mua ngay từ khi họ còn là F1, hoặc mua ngay từ khi họ chưa có triệu chứng gì và họ đã uống luôn''.

''Rất nhiều người vừa có kết quả xét nghiệm dương tính lập tức cầm đơn ra nhà thuốc mua thuốc về uống, rất nguy hiểm Việc sử dụng thuốc kháng đông hay kháng viêm cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của nhân viên y tế vì đây là những loại thuốc cần phải được kê toa, cần phải được theo dõi sát những tác dụng phụ có thể có. Đặc biệt là thuốc kháng đông. Nếu sử dụng không đúngcó thể có biến chứng xuất huyết dữ dội, ảnh hưởng đến tính mạng", TS Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo.

Theo Công Trung, Thiên Quý (VTV)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video