Moody’s: Việc cho phép thu giữ tài sản đảm bảo có lợi cho ngân hàng Việt

Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu tại Việt Nam.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa ra một báo cáo cho rằng việc cho phép đẩy nhanh tốc độ thu hồi tài sản đảm bảo là một bước đi tích cực đối với tín nhiệm của các ngân hàng Việt Nam, vốn đang phải chật vật xử lý nợ xấu sau một thập kỷ tín dụng tăng trưởng nhanh và tiêu chuẩn cho vay lỏng lẻo.

Trong khi đó, trước khi có Nghị quyết 42, các ngân hàng phải mất nhiều năm mới có thể thu hồi tài sản đảm bảo.

Ngày 21/8, Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là Dự án đầu tư Cao ốc phức hợp Sài Gòn M&C (Saigon One Tower) của Công ty Sài Gòn One Tower tại TP.HCM nhằm xử lý khoản nợ hiện đã lên trên 7.000 tỷ đồng.

Quá trình xử lý nợ xấu chậm chạp

Theo Moody’s, Chính phủ Việt Nam tiếp tục cam kết xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng tài sản của các ngân hàng, nhưng các biện pháp được áp dụng cho đến nay không hiệu quả trong việc đưa nợ xấu khỏi bảng cân đối của các ngân hàng.

[caption id="attachment_67384" align="aligncenter" width="450"] Tỷ lệ các loại nợ của 15 ngân hàng Việt Nam được Moody's xếp hạng tín nhiệm. Nguồn: Moody's[/caption]

Được thành lập từ năm 2013, VAMC đã mua lại lượng lớn nợ xấu từ các tổ chức tín dụng nhưng đến nay tỷ lệ nợ xấu được VAMC xử lý mới chỉ đạt khoảng 20% do thiếu sự rõ ràng trong việc thu giữ tài sản đảm bảo theo quy định của Bộ luật Dân sự. Điều này đã làm suy giảm nỗ lực thu hồi tài sản đảm bảo do quá trình tố tụng có thể kéo dài đến 3 năm, các chuyên gia của Moody’s bình luận.

“Khả năng thu giữ tài sản đảm bảo là một bước tiếp theo cực kỳ quan trọng trong việc xử lý nợ xấu và chúng tôi kỳ vọng Nghị quyết 42 của Quốc hội, vốn dỡ bỏ các trở ngại pháp lý trước kia, sẽ giúp cải thiện tỷ lệ thu giữ nợ xấu dưới quyền của các ngân hàng và VAMC”, Moody’s viết.

Tính hiệu quả của nghị quyết này đã thể hiện rõ ràng trong việc VAMC lần đầu hoàn thành thu giữ tài sản đảm bảo tại chỉ 1 tuần sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. Quy định mới này cũng làm tăng quyền đàm phán của các ngân hàng và VAMC đối với bên đi vay.

Tuy nhiên, Moody’s lưu ý rằng hiệu quả thực sự đối với chất lượng tài sản và lợi nhuận của các ngân hàng chỉ thể hiện rõ ràng sau khi các tài sản được thu giữ được xử lý.

“Mặc dù các ngân hàng có thể giảm lượng nợ xấu bằng cách bán các khoản nợ có vấn đề cho VAMC, nhưng chất lượng tài sản và lợi nhuận chỉ được cải thiện nếu và khi VAMC bán được các tài sản thu giữ”, hãng xếp hạng tín nhiệm Mỹ nhấn mạnh.

Theo Diễn Đàn Đầu Tư

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video