Mobifone kháng cáo cho cựu Phó TGĐ Nguyễn Đăng Nguyên: Vô nghĩa?

Ngày 7/1, thông tin mà Dân Việt nắm được, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone đã có văn bản gửi tới Toà án nhân dân TP.Hà Nội cùng các đơn vị liên quan kháng cáo một phần bản án với 1 bị cáo trong vụ án.

Cụ thể, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Viễn thông Mobifone Nguyễn Mạnh Thắng đã ký văn bản gửi Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội… đề nghị kháng cáo một phần bản án sơ thẩm đối với ông Nguyễn Đăng Nguyên - cựu Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tổng công ty Mobifone.

Theo văn bản của Mobifone, ngày 28/12/2019, Toà án nhân dân TP.Hà Nội đã xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, đưa và nhận hối lộ xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone cùng các đơn vị có liên quan, bản án đã tuyên đối với bị cáo Nguyên là 2 năm tù giam.

“Nay với tư cách là bên bị hại theo cáo trạng, Tổng công ty Viễn thông Mobifone đề nghị Toà án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội xem xét lại theo trình tự phúc thẩm, cho bị báo Nguyễn Đăng Nguyên được miễn hình phạt hoặc chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn mức án 2 năm tù, để bị cáo được cải tạo dưới sự giám sát của Tổng Công ty” – Mobifone đề nghị.

mobifone khang cao cho cuu pho tgd nguyen dang nguyen: vo nghia? hinh anh 1
Mobifone gửi văn bản tới Toà án nhân dân TP.Hà Nội cùng một số đơn vị khác kháng cáo cho bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên.

Lý giải cho các đề nghị của mình, Mobifone đưa ra các lý do: Theo nhận định của Tòa án nhân dân TP.Hà Nội, bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên có vai trò thấp nhất trong vụ án. Ông Nguyên cũng là người hợp tác tích cực trong quá trình điều tra và tố tụng. Mặt khác, hậu quả vụ án đã được khắc phục hoàn toàn, cho đến nay không còn thiệt hại nào.

Mobifone cho biết, ông Nguyên là người có công trong việc ngăn chặn thanh toán 5% và thanh lý hợp đồng, giữ lại cho tổng công ty 444 tỉ đồng và là cơ sở pháp lý để hai bên hủy hợp đồng khắc phục hậu toàn bộ hậu quả.

Văn bản của Mobifone nêu, quá trình điều hành sau khi vụ việc xảy ra, ông Nguyễn Đăng Nguyên đã đóng góp công sức khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đóng góp tích cực cho doanh nghiệp.

Cuối cùng, bị hại theo cáo trạng xin cho bị cáo Nguyên vì ông Nguyên có các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017.

Tại phiên sơ thẩm, Hội đồng xét xử nhận định về các bị cáo là lãnh đạo Mobifone rằng hành vi của các bị cáo đã vi phạm các quy định của pháp luật. Đồng thời, với hành vi vi phạm của các bị cáo là lãnh đạo MobiFone đã gây thiệt hại cho đơn vị này hơn 6.500 tỷ đồng. 

Cũng tại phiên toà, tất cả đều thừa nhận hành vi phạm tội và thừa nhận tội như cáo trạng của Viện kiểm sát đã truy tố. 

Với bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên, người này bị tuyên 2 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.

mobifone khang cao cho cuu pho tgd nguyen dang nguyen: vo nghia? hinh anh 2
Theo luật sư, việc Mobifone ra văn bản đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên là vô hiệu.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) nhận định, theo ông, văn bản của Mobifone gửi đi hoàn toàn vô nghĩa.

Luật sư Hùng phân tích, đầu tiên, về thẩm quyền, Mobifone không có thẩm quyền kháng cáo giúp cho bị cáo trong vụ án này là Nguyễn Đăng Nguyên.

Thứ 2, theo vị luật sư của Đoàn luật sư TP.Hà Nội, những lý lẽ được nêu trong văn bản trên đều đã được toà sơ thẩm xem xét trước khi tuyên án, đó không phải là những tình tiết giảm nhẹ để kháng cáo cho bị cáo.

“Theo quan điểm của tôi, văn bản này của Mobifone vô nghĩa, không có tính chất pháp lý, việc kháng cáo cho bị cáo Nguyên trong trường hợp này là không đúng” – luật sư Hùng nhận định.

Theo Hoà Nguyễn (Dân Việt)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video