Mất trắng hàng trăm triệu vì đầu tư vào công ty "ảo"

Tin vào lời mời chào lãi suất lên đến 60%/ngày, nhiều người dân tại Quảng Ninh đã bị lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Các đối tượng mời chào người dùng mạng xã hội đầu tư vào một công ty có tên là Huobi. Đây cũng là tên của ứng dụng được chúng yêu cầu người đầu tư cài đặt vào điện thoại di động.

Sau mỗi lần đầu tư số tiền nhỏ và được trả lãi đầy đủ, đúng hạn, các nạn nhân tăng dần số tiền đầu tư lên đến hàng trăm triệu đồng. Khi đó, các đối tượng lừa đảo sẽ xóa quyền truy cập ứng dụng của người đầu tư, cắt đứt mọi hình thức liên lạc.

Theo thống kê của công an tỉnh Quảng Ninh, hiện đã có hàng chục nạn nhân đến trình báo, mỗi người bị lừa đảo số tiền hơn 500 triệu đồng.

Liên quan tới lừa đảo trên mạng, từ đầu năm đến tháng 7/2022, Bộ Công an đã phát hiện hơn 2.000 vụ lừa đảo trên không gian mạng, trong đó phổ biến nhất chính là đánh cắp tài khoản và mạo danh trên mạng xã hội. Facebook và Zalo là hai mạng xã hội có lượng người dùng nhiều nhất và cũng là tầm ngắm của nhóm tội phạm. 

Một trong những thủ đoạn tinh vi nhằm lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm quyền tài khoản là gửi tin nhắn nhờ bình chọn về một cuộc thi cho trẻ em như "Tài năng nhí", "Giọng hát Việt nhí"…

Mỗi ngày có khoảng 70.000 mã độc đang xâm nhập, tìm cách tấn công vào các website, tài khoản tại Việt Nam. Lĩnh vực ngân hàng đang là tâm điểm của nhiều các loại tội phạm trên không gian mạng.

Theo Hiếu Kha (VTV)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video