Lý do bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm giam thêm 2 tháng

Theo kết luận điều tra bổ sung, bà Nguyễn Phương Hằng đã sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội như YouTube, Facebook... để công kích, xúc phạm nhân phẩm nhiều cá nhân.

Ngày 29-11, Công an TP HCM cho biết vừa ra quyết định tạm giam thêm 2 tháng đối với bị can Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Nguồn tin của Báo Người Lao Động xác nhận sau khi VKSND TP HCM trả hồ sơ lần 2, yêu cầu điều tra bổ sung một số vấn đề quan trọng, Công an TP HCM đã ra lệnh tiếp tục tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng.

Trước đó, trong quá trình tạm giam, con trai bà Nguyễn Phương Hằng là ông Nguyễn Quang Tuấn (SN 1990, ngụ quận 7, TP HCM) đã gửi đơn đến VKSND TP HCM và Công an TP HCM nộp 10 tỉ đồng để bảo lãnh cho mẹ mình tại ngoại. Tuy nhiên, đơn của ông Tuấn không được chấp nhận.

Lý do bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm giam thêm 2 tháng - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Phương Hằng 

Theo kết luận điều tra bổ sung, bà Nguyễn Phương Hằng đã sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội như YouTube, Facebook... để công kích, xúc phạm nhân phẩm nhiều cá nhân. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo nhưng bà Hằng không dừng lại mà có lời lẽ thô tục trên mạng xã hội để chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều người.

Bên cạnh khởi tố, tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng, Công an TP HCM cũng mở rộng điều tra, làm việc với các cá nhân như êkíp hỗ trợ kịch bản, nội dung cho bà Hằng chửi trên sóng livestream; làm việc với các YouTuber phát sóng trực tiếp mỗi khi bà Hằng "lên sóng"; làm việc với các luật sư tham gia những buổi công kích trực tiếp của bà Hằng trên mạng xã hội.

Liên quan đến vụ việc, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Vy Oanh, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật TP HCM), bà Đặng Thị Hàn Ni (công tác tại Báo Sài Gòn Giải Phóng) cùng một số người khác cũng có đơn yêu cầu xử lý bà Nguyễn Phương Hằng.

Theo Phạm Dũng (Người Lao Động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video