Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được sửa đổi trên cả 3 trục căn bản

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được sửa đổi trên cả 3 trục căn bản là: Phạm vi, đối tượng chịu thuế hay danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế; Giá làm cơ sở, căn cứ tính thuế (giá tính thuế); Mức thuế suất.

[caption id="attachment_35493" align="aligncenter" width="588"]Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) chia sẻ tại hội thảo Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) chia sẻ tại hội thảo[/caption]

Đây là những chia sẻ của ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) về những điểm mới đáng lưu ý đối với các luật thuế mới tại Hội thảo“Các giải pháp và chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và đẩy mạnh hội nhập” do Tạp chí Tài chính tổ chức sáng 30/8 tại Hà Nội.

Theo ông Phụng, ngày 06/4/2016, Quốc hội Khoá XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế (Luật số 106/2016/QH13). Trong đó, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được sửa đổi trên cả 3 trục căn bản là: Phạm vi, đối tượng chịu thuế hay danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế; Giá làm cơ sở, căn cứ tính thuế (giá tính thuế); Mức thuế suất.

Những nội dung mới được sửa đổi thể hiện các thông điệp chính sách lớn: Đảo đảm nguồn thu của ngân sách nhà nước hợp lý, thực hiện thu đúng, thu đủ từ bản chất kinh tế của loại thuế này; Đảo đảm công khai, minh bạch, đơn giản công tác quản lý thuế, tăng tính khả thi trong tuân thủ; Bảo vệ doanh nghiệp một cách hợp pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập…

Ông Vũ Khắc Liêm – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính)­­­ cho biết, với mục tiêu tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết số 19/NQ-CP các năm 2014 và năm 2015; Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP năm 2016, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương, với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)… các tổ chức quốc tế, các Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp thu thập, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó đề xuất, xây dựng và triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành các chính sách thuế mới như: Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật quản lý thuế, Nghị định số 108/2016/NĐ-CP ngày 25/10/2016 của Chính phủ; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13; Luật phí và lệ phí số 95/2015/QH13 và Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017…

[caption id="attachment_35492" align="aligncenter" width="588"]Toàn cảnh hội thảo Toàn cảnh hội thảo[/caption]

Bên cạnh đó, nhiều giải pháp đã và đang được Bộ Tài chính thực hiện và trình cấp có thẩm quyền nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ; Dự án Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, dự kiến trình Quốc hội khóa 14 tại kỳ họp thứ 3 (tháng 10/2016)…

Bà Đào Thu Hương – Phó Cục trưởng Cục Thu thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) khẳng định, thời gian qua, các quy định pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động của cơ quan hải quan khi thực thi quy định của pháp luật.

Pháp luật thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu góp phần tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu, hỗ trợ dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời, bảo hộ hợp lý, có điều kiện, có chọn lọc đối với một số nhóm mặt hàng, ngành nghề phù hợp với tiến trình hội nhập và định hướng phát triển của Nhà nước giai đoạn 2005 – 2015. Nhờ đó, tỷ trọng số thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) ngày càng tăng, góp phần điều chỉnh cơ cấu thu NSNN theo hướng bền vững và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước trong chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế.

“Trong thời gian tới, với việc Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2016, được đánh giá tạo đà cho hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ và mang đến nhiều cơ hội thuận lợi đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực này…” – bà Hương nói.

Tại hội thảo, các chuyên gia của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cũng thực hiện trao đổi, hỏi đáp với đại diện các doanh nghiệp tham dự về các nội dung của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế, Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi).

Theo Nam Phong - DĐDN

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video