Lập Ban chỉ đạo: Bộ Công thương đẩy nhanh việc thoái vốn tại Sabeco, Habeco

Ban chỉ đạo và tổ công tác do Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đứng đầu, sẽ tham gia vào quá trình xây dựng đề án, lựa chọn tư vấn bán cổ phần tại 2 doanh nghiệp ngành bia.

[caption id="attachment_24237" align="aligncenter" width="660"]Sabeco QC 1 Ban chỉ đạo và tổ công tác do Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đứng đầu, sẽ tham gia vào quá trình xây dựng đề án, lựa chọn tư vấn bán cổ phần tại 2 doanh nghiệp ngành bia.[/caption]

Bộ Công Thương vừa quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco). Ban chỉ đạo có một Trưởng ban là Thứ trưởng Cao Quốc Hưng và 10 thành viên là lãnh đạo các phòng ban chuyên trách tại Bộ Công Thương, lãnh đạo Sabeco, Habeco.

Ban chỉ đạo có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ của Thủ tướng giao, lựa chọn tư vấn bán cổ phần cho hai doanh nghiệp hàng đầu ngành bia này. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng đề án và tổ chức thực hiện thoái vốn nhà nước tại Sabeco, Habeco theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng và quy định pháp luật.

Trước đó, Bộ Công Thương đã đồng ý cho Sabeco niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE), trong khi Habeco nộp hồ sơ niêm yết trên sàn UPCoM.

Thoái vốn tại Sabeco được đề nghị theo lộ trình làm 2 đợt, đợt 1 bán 53,59% vốn điều lệ, tương đương 24.000 tỷ đồng trong năm 2016. Đợt 2 bán 36% vốn điều lệ còn lại, tương đương 16.000 tỷ đồng trong năm 2017 sau khi Sabeco niêm yết. Còn Habeco sẽ thoái toàn bộ vốn thuộc sở hữu Nhà nước (81,79%), tương đương 9.000 tỷ đồng trong năm 2016.

Trước đó, trả lời câu hỏi về việc Sabeco và Habeco chậm lên sàn chứng khoán, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ hôm 5/10 cho biết, vừa rồi Thủ tướng có văn bản chỉ đạo Bộ Công Thương triển khai chóng đưa lên sàn chứng khoán 2 doanh nghiệp Habeco và Sabeco. Hiện Bộ Công Thương đã thành lập ban chỉ đạo và đang rất quyết liệt để đưa 2 doanh nghiệp này lên sàn sớm nhất.

Nhưng khi triển khai thực hiện thì các thủ tục mất rất nhiều thời gian, thủ tục liên quan đến việc lên sàn theo quy định phải mất 12-14 tuần. Trong khi đó đối với Habeco trước đây có nhà đầu tư chiến lược là Carlsberg, việc giải quyết vướng mắc với Carlsberg mất rất nhiều thời gian. Do đó khả năng lên sàn của 2 doanh nghiệp này trong năm nay là khó khăn. Tuy nhiên, việc lên sàn nếu chậm cũng chỉ sang quý I/2017.

Nói thêm về việc này, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ ông Mai Tiến Dũng cho biết chủ trương của Thủ tướng Chính phủ là cương quyết sắp xếp lại các DNNN, trong đó việc bán phần vốn của Nhà nước không cần nắm giữ tại các doanh nghiệp này, với chủ trương nhất quán là minh bạch, công khai bán cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nguyên tắc bán là phải đấu giá, không bán chỉ định cho một nhà đầu tư.

“Liên quan đến việc 2 doanh nghiệp lên sàn chứng khoán chậm là lỗi của 2 doanh nghiệp vì 2 doanh nghiệp này đã cổ phần hóa lâu rồi nhưng không lên sàn chứng khoán. Muốn bán được thì phải lên sàn chứng khoán để trên cơ sở giá tham chiếu của sàn chứng khoán, các cơ quan tư vấn nghiên cứu thêm” – Bộ trưởng nói.

“Việc Thủ tướng giao cho 2 doanh nghiệp này phải niêm yết lên sàn chứng khoán và thực hiện trong năm 2016, nếu thực hiện chậm, Bộ Công Thương có trách nhiệm kiểm điểm trước Thủ tướng” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cũng cho biết, liên quan đến hai doanh nghiệp này, Bộ Công Thương cũng đang chỉ đạo, triển khai một cách quyết liệt nhất để làm sao có thể niêm yết lên sàn, kịp thoái vốn Nhà nước tại hai doanh nghiệp này theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Linh Nga DĐDN

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video