Khu công nghiệp Hiệp Phước trả cổ tức 40% bằng tiền, thực hiện quyền mua cổ phiếu tỷ lệ 30%

Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông vào 28/10/2016.

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (CNVSD) thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước (mã HPI - OTC) thực hiện trả cổ tức bằng tiền năm 2015 và thực hiện quyền mua cổ phiếu.

Theo đó, HPI sẽ thực hiện trả cổ tức bằng tiền năm 2015 với tỷ lệ 40%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 4.000 đồng). Ngày thanh toán vào 1/12/2016.

Bên cạnh đó, HPI dự kiến phát hành 10 triệu cổ phiếu với giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/CP theo tỷ lệ 3:1 (01 cổ phiếu được hưởng 01 quyền, 03 quyền được mua 01 cổ phiếu mới).

Thời gian đăng ký và đặt mua cổ phiếu từ ngày 07/11/2016 đến ngày 07/12/2016.

Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông vào 28/10/2016.

Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước là đơn vị trực tiếp điều hành Khu Công Nghiệp Hiệp Phước tại huyện Nhà Bè, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 20 km về phía Nam, cách cửa ngỏ ra biển Đông của TP. Hồ Chí Minh khoảng 25 km.

Năm 2015, HPI đạt hơn 188 tỷ đồng doanh thu và gần 54,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên 2015, HĐQT đã chỉ đạo Ban TGĐ chuẩn bị các thủ tục cần thiết để niêm yết cổ phiếu của công ty tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong năm 2015. Tuy nhiên, do phải đảm bảo một số điều kiện bắt buộc theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh nên thời gian niêm yết cổ phiếu của công ty đã không như kế hoạch dự kiến ban đầu.

Năm 2016, HPI đặt kế hoạch tổng doanh thu dự kiến đạt 252 tỷ đồng, tăng 15% so với 2015 và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 64,6 tỷ đồng, tăng 15% so với thực hiện 2015.

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video