Khối ngoại quay lại mua ròng, cổ phiếu HDB tăng vọt

Cổ phiếu của HDBank hôm nay tăng mạnh nhất dòng ngân hàng.

Phiên giao dịch đầu tuần ngày 21/3, cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng mạnh, trong đó khởi sắc ấn tượng trong 15 phút cuối cùng khi nhiều mã đóng cửa ở mức giá cao nhất phiên.

HDB của HDBank là một trong những cổ phiếu hút chú ý nhất của nhà đầu tư phiên nay khi giá bất ngờ tăng mạnh từ sau thời điểm 14h và cuối phiên đạt mức tăng 2,54% lên 28.300 đồng/cổ phiếu - cao nhất kể từ đầu tháng 3.

Thanh khoản của HDB không có gì đột biến, ở mức hơn 3,3 triệu đơn vị, tương đương mức bình quân 10 phiên giao dịch gần nhất. Tuy nhiên đáng chú ý, HDB đã hút sự quan tâm trở lại của khối ngoại khi đây là phiên thứ 2 trong vòng 3 phiên giao dịch gần nhất khối ngoại mua ròng HDB. Trước đó phiên 17/3 mua ròng hơn 800 nghìn cổ phiếu và phiên hôm nay mua ròng hơn 200 nghìn cổ phiếu.

Khối ngoại quay lại mua ròng, cổ phiếu HDB tăng vọt - Ảnh 1.

Biến động giá cổ phiếu HDB phiên 21/3

Năm 2021, HDBank đạt lợi nhuận trước thuế đạt 8.070 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2020 nhờ các mảng hoạt động đều tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là mảng thu nhập từ dịch vụ tăng trưởng tới 103%. Hệ số chi phí/tổng thu nhập hoạt động (CIR) kiểm soát tốt khi giảm xuống còn 38% từ mức 45% của năm liền trước. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động như ROE và ROA lần lượt đạt 23,3% và 1,9%, cao hơn năm trước. 

Trong thời gian qua, HDBank đã phát hành thành công 325 triệu USD trái phiếu quốc tế cho các nhà đầu tư uy tín gồm IFC, DEG (Đức) và Leap Frog Investments (Anh) tăng vốn chủ sở hữu cấp hai, giúp nâng cao hơn nữa năng lực vốn và sẵn sàng cho các kế hoạch tăng trưởng cao theo chiến lược giai đoạn 2021-2025. Được biết, song song hợp tác đầu tư, các đối tác sẽ cùng HDBank triển khai các chương trình nâng cao năng lực quản trị, chuyển đổi số, mở rộng tín dụng xanh…

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video