Khi tiệm tạp hóa và nhà hàng là một

Một năm về trước, số tiền khách hàng chi tiêu ở nhà hàng cuối cùng đã vượt quá doanh số bán hàng ở các tiệm tạp hóa tại Mỹ. Hai nghiên cứu mới cho thấy cả nhà hàng lẫn cửa hàng tạp hóa đều không phải là tương lai của mua sắm thực phẩm. Thay vào đó, “nhà hàng tạp hóa” (grocerant, từ ghép của grocery – tiệm tạp hóa – và restaurant – nhà hàng) mới là hình thái có thể chiếm ưu thế.

[caption id="attachment_25587" align="aligncenter" width="550"]Khách hàng chọn thực phẩm chế biến tại cửa hàng mới mở của Whole Foods ở trung tâm thành phố Los Angeles. Khách hàng chọn thực phẩm chế biến tại cửa hàng mới mở của Whole Foods ở trung tâm thành phố Los Angeles.[/caption]

Báo cáo của nhóm nghiên cứu thị trường và xu hướng khách hàng NPD và Công ty Nghiên cứu thị trường Oppenheimer tuần trước cho thấy người Mỹ nói chung và thế hệ Thiên niên kỷ (Millennials, tên gọi chung cho thế hệ những người sinh năm từ 1980 đến 2000, là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội) nói riêng muốn người khác nấu ăn cho họ, nhưng họ cũng không muốn từ bỏ thói quen đến các cửa hàng tạp hóa. Sự thỏa hiệp giữa hai xu hướng là gì? Mua thực phẩm đã chế biến từ các siêu thị.

Nghiên cứu thị trường thực phẩm-dịch vụ của NPD cho thấy việc ăn uống trong cửa hàng và mua thực phẩm đã chế biến từ cửa hàng tạp hóa tăng trưởng 30% trong tám năm qua, với doanh thu 10 tỷ đô la Mỹ (USD) vào năm ngoái. Hơn 40% dân số Mỹ mua thực phẩm nấu sẵn từ cửa hàng tạp hóa, và con số này có thể tăng thêm vì thế hệ Thiên niên kỷ ngày càng chuộng mua thức ăn từ siêu thị hơn là đặt hàng từ Seamless (một dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến ở Mỹ).

Mối quan tâm của các Millennial về sự tiện lợi mà dịch vụ thực phẩm ở siêu thị mang lại sẽ tiếp tục tăng mạnh trong vài năm tới, David Portalatin, Phó chủ tịch NPD về mảng phân tích công nghiệp cho biết. Dự báo này là tín hiệu tốt cho các nhà sản xuất và bán lẻ thực phẩm, những người hiểu được xu thế của thế hệ mới này. Hãy cung cấp cho các Millennial những gì họ muốn – thực phẩm tươi, lành mạnh và giá cả phù hợp – và họ sẽ đến.

Phát ngôn viên của NPD Kim McLynn nói “nhà hàng tạp hóa” có thể mang hình thức đa dạng từ các yuppy-chic ở Eataly NYC (một khu chợ Ý ở New York tập hợp các quán cà phê, cửa hàng và nhà hàng) đến các cửa hàng thực phẩm thông thường, chẳng hạn như H-E-B Grocery ở San Antonio (bang Texas), Buehler’s ở Wooster (bang Ohio), Hy-Vee ở Bloomington (bang Illinois) và Whole Foods ở Austin (bang Texas).

Nhiều chuỗi cửa hàng tạp hóa dường như đã nắm bắt được xu hướng này, trong đó Whole Foods đã có những bước tiến lớn nhất trong việc kiếm tiền từ dịch vụ thực phẩm nấu sẵn. Trong một báo cáo riêng phát hành trong tuần này, nhà phân tích của Oppenheimer Rupesh Parikh đã đánh giá sáng kiến mới của Whole Foods mang tên “365 ngày với Whole Foods” và nhận thấy rằng thực đơn thực phẩm chế biến sẵn của công ty này là một ưu điểm. Ông viết các thành phần chính để chế biến các món ăn trong thực đơn được bày biện ở hai quầy rau củ lạnh và hai quầy thực phẩm nóng sốt bao gồm bánh pizza, súp, cánh gà và bánh samosa. Các món chế biến sẵn khác bao gồm sushi, bánh sandwich, salad… và một khu vực mà khách hàng có thể đặt hàng qua iPad các món như xúc xích, pizza, cơm, và đồ ăn chay.

Ngoài ra, Parikh và nhóm của ông cho biết Whole Foods còn có các loại thực phẩm đã chế biến có niêm yết giá, bao gồm sashimi cá ngừ giá 10 USD, salad kiểu Trung Quốc với thịt gà giá 4,5 USD, bánh mì phết mứt và bơ đậu phộng giá 3,5 USD, salad BBQ cắt nhỏ giá 4 USD, và salad gà Caesar giá 10 USD.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu của Oppenheimer ước tính rằng chiến dịch “365 ngày với Whole Foods” có thể chiếm được từ 20% đến 30% thị phần của các nhà hàng truyền thống. Nghiên cứu kết luận rằng hình thức này có thể giúp thu hút khách hàng mới và mở rộng tiềm năng thị phần cho các dây chuyền thực phẩm. Hình thức mới này được đánh giá là hợp thời với những xu hướng mới nhất hiện nay bao gồm tiêu thụ thực phẩm tươi, tự nhiên, hữu cơ, và chi tiêu từ xa.

Ngoài Whole Foods, Kroger – nhà bán lẻ thực phẩm lớn thứ hai ở Mỹ sau Wal-Mart – đã đầu tư vào Lucky’s Market, một chuỗi cửa hàng thực phẩm đặc biệt với một bộ phận chuyên về thực phẩm nấu sẵn.

Rodney McMullen, Giám đốc điều hành của Kroger, cho biết công ty đầu tư vào Lucky’s Market vì chuỗi cửa hàng này có chiến lược tiếp cận thị trường độc đáo, trong đó bao gồm một bộ phận ẩm thực giới thiệu các loại thực phẩm nấu sẵn tuyệt vời với chất lượng tương đương nhà hàng.

Ông không loại trừ khả năng hợp tác với các đối tác khác, chẳng hạn công ty chuẩn bị bữa ăn nấu sẵn Blue Apron.

Theo SGTT

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video