Khách sạn 115 năm tuổi Metropole Hà Nội sắp đổi chủ, được định giá gần 4.500 tỷ đồng?

Nhiều khả năng quỹ VOF sẽ chuyển nhượng 50% cổ phần của khách sạn Metropole Hà Nội cho liên doanh mới thành lập giữa VinaCapital và Warburg Pincus.

hotel metropole-ha-noi

Ngày 16/11, Quỹ VOF do VinaCapital quản lý cho biết quỹ này đã ký thỏa thuận bán một “Tài sản” mà quỹ đang quản lý cho một nhóm nhà đầu tư mới thành lập. VOF dự kiến sẽ nhận được tối thiểu 100 triệu USD từ việc bán đi “Tài sản” này. Hiện bên mua đã thanh toán 37 triệu USD, số tiền còn lại sẽ được trả dần trong vòng 2 năm.

VOF không công bố cụ thể “Tài sản” bán đi là khoản đầu tư nào nhưng cho biết giá trị tài sản ròng đã kiểm toán của khoản đầu tư này tại ngày 30/6/2016 là 60 triệu USD. Nhìn vào danh mục đầu tư của VOF, không khó để nhận thấy “Tài sản” mà VOF chuẩn bị bán đi chính là khoản đầu tư vào khách sạn Metropole Hà Nội.

Theo báo cáo cập nhật tình hình hoạt động tháng 10 của VOF, khoản đầu tư vào Metropole vẫn được VOF ghi nhận ở mức 60 triệu USD, chiếm 7,3% giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ. Đây là khoản đầu tư lớn thứ 3 của quỹ, sau Vinamilk (16,9% NAV) và Hòa Phát (8,8% NAV).

Song song với động thái thoái vốn khỏi Metropole, công ty quản lý quỹ VinaCapital cũng vừa ra thông báo về việc hợp tác với công ty quản lý quỹ toàn cầu Warburg Pincus thành lập một liên doanh chuyên về đầu tư và quản lý khách sạn.

Liên doanh này có quy mô vốn ban đầu khoảng 300 triệu USD. Một trong những khoản đầu tư giá trị nhất của liên doanh này là 100% cổ phần của công ty quản lý khách sạn Serenity Holding – công ty sở hữu nhiều thương hiệu khách sạn, nghỉ dưỡng như Fusion Resorts, Fusion Suites, Alma Resorts, À La Carte Living - cũng như một số khách sạn và resort tại Việt Nam.

Không loại trừ khả năng liên doanh này sẽ mua lại khoản đầu tư tại Metropole từ VOF. Cách đây 4 năm, VOF đã từng có chủ trương bán đi khoản đầu tư này nhưng chưa tìm được đối tác.

Được xây dựng từ năm 1901 ngay bên cạnh Hồ Gươm, Metropole là một trong những khách sạn lâu đời nhất và có vị trí đắc địa nhất tại Hà Nội. Đây là khách sạn 5 sao với quy mô 364 phòng, được xây dựng theo phong cách Pháp.

Khách sạn này hiện do VOF sở hữu 50% và Hanoitourist sở hữu 50% còn lại. Với việc VOF dự kiến thu về ít nhất 100 triệu USD từ thoái vốn khỏi khách sạn này, đồng nghĩa Metropole được định giá ít nhất 200 triệu USD, tương đương gần 4.500 tỷ đồng.

Theo số liệu của CafeF, khách sạn này có doanh thu hàng năm khoảng 800 tỷ đồng và lãi sau thuế 200 tỷ đồng.

Bên cạnh Metropole, quỹ VOF từng đầu tư vào một số khách sạn khác như Hilton Hà Nội và Omni Saigon (nay là Movenpick Saigon)…

Thời gian gần đây, các hoạt động mua bán khách sạn diễn ra khá sôi động với hàng loạt khách sạn lớn được đổi chủ như Quê Hương Liberty bán Novotel Saigon Central, Kumho Asiana bán Kumho Asiana Plaza Saigon, Công ty New Life mua khách sạn Duxton Saigon, Bông Sen Corp mua khách sạn Daewoo Hà Nội…

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video