KBNN khó hoàn thành mục tiêu huy động vốn trong quý I/2022

Tỷ lệ trúng thầu với các loại TPCP duy trì mức tương đối thấp trong những tuần vừa qua. BVSC dự báo KBNN khó có thể hoàn thành kế hoạch quý I trong 2 tuần cuối cùng của tháng 3.

Ở thị trường sơ cấp, ngày 16/3 vừa qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tổ chức đấu thầu 4 loại kỳ hạn: 7 năm, 10 năm, 15 năm và 30 năm. Khối lượng gọi thầu ứng với 4 loại kỳ hạn trên tương ứng lần lượt với 500 tỷ, 2.000 tỷ, 2.000 tỷ và 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên kết quả trúng thầu tương đối thấp. Mặc dù loại kỳ hạn 7 năm có lượng đặt thầu cao song không có lượng trúng thầu nào. Tỷ lệ trúng thầu với các kỳ hạn còn lại là 75% với kỳ hạn 10 năm, 50% với kỳ hạn 15 năm và 14% cho mức kỳ hạn 30 năm.

Theo BVSC, lượng đặt thầu TPCP trong tuần qua tiếp tục duy trì ở mức cao, gấp hơn 2 lần khối lượng gọi thầu nhưng tỷ lệ trúng thầu vẫn ở mức thấp – dưới 43%. Lãi suất trúng thầu của các kỳ hạn 10 và 15 năm cùng tăng 0,02% so với lần trúng thầu gần nhất.

Luỹ kế từ đầu năm tới nay, KBNN đã huy động tổng cộng 38.522 tỷ đồng thông qua kênh TPCP, hoàn thành 37% kế hoạch quý I và 9,6% kế hoạch cả năm. BVSC đánh giá KBNN khó có thể hoàn thành kế hoạch quý I trong 2 tuần cuối cùng của tháng 3.

Riêng trong tháng 3, KBNN đã 2 lần thông báo việc mua vào ngoại tệ, với tổng giá trị là 9 nghìn tỷ đồng, cho thấy nhu cầu về vốn của KBNN trong thời điểm đầu năm vẫn chưa quá lớn.

Tuy nhiên, BVSC cũng cho rằng trong thời gian tới, khi các dự án đầu tư công hoàn thành khâu phê duyệt hồ sơ, nhu cầu giải ngân đầu tư công cao hơn sẽ kéo theo nhu cầu phát hành TPCP gia tăng. Lãi suất phát hành TPCP nhiều khả năng cũng sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu về vốn.

Tại thị trường thứ cấp, trong tuần vừa qua, tổng GTGD Outright đạt 41.327 tỷ đồng, tăng 1,17% so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch Repos đạt mức 18.407 tỷ đồng (tăng 38,89%).

Diễn biến tại thị trường thứ cấp tuần này tương đối sôi động khi khối ngoại trở lại bán ròng trên thị trường này. Cụ thể, khối ngoại đã mua vào 404 tỷ đồng và bán ra 1.234 tỷ đồng, tương ứng với lượng bán ròng là 829 tỷ đồng. Trong đó khối lượng bán chủ yếu là kỳ hạn 25 năm, chiếm đến 80% tổng giá trị bán ra.

KBNN khó hoàn thành mục tiêu huy động vốn trong quý I/2022 - Ảnh 1.

Nguồn: Báo cáo trái phiếu, BVSC 

Lãi suất TPCP các kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm có chung diễn biến tăng trên thị trường thứ cấp, lần lượt ở mức 0,20%; 0,12%; 0,06%; 0,05% và 0,02%, lên mức 1,72%; 1,85%; 2,33%; 2,65% và 2,91%/năm.

Đối với trái phiếu doanh nghiệp, lũy kế từ đầu năm 2022 đến nay, bất động sản vẫn dẫn đầu về khối lượng trái phiếu huy động. ngành này đang chiếm 50% tỷ trọng phát hành TPDN theo ngành. Nếu chỉ tính riêng trong tháng 2 vừa qua, nhóm dịch vụ tài chính vươn lên dẫn đầu về khối lượng phát hành, chiếm 44%. Hoạt động huy động TPDN của ngân hàng đầu năm nay tương đối trầm so với những tháng cuối năm 2021. Tổng khối lượng trái phiếu huy động trong 2 tháng đầu năm mới chỉ chiếm 10% trong cơ cấu tất cả các ngành.

KBNN khó hoàn thành mục tiêu huy động vốn trong quý I/2022 - Ảnh 2.

Nguồn: Báo cáo trái phiếu, BVSC

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video