Johnson&Johnson bồi thường 55 triệu USD cho nữ khách hàng ung thư

Một bồi thẩm đoàn Mỹ hôm 3-5 yêu cầu Tập đoàn Johnson & Johnson (J&J) bồi thường 55 triệu USD cho một phụ nữ cáo buộc sản phẩm phấn rôm của hãng này gây ra bệnh ung thư buồng trứng cho cô.

Sau phiên tòa kéo dài 3 tuần ở tòa án bang Missouri, bồi thẩm đoàn đã thảo luận trong một ngày trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng đối với vụ kiện của bà Gloria Ristesund. Theo đó, bà Ristesund được nhận 5 triệu USD bồi thường thiệt hại và 50 triệu USD mức phạt bổ sung từ J&J. Ông Jere Beasley, người sở hữu công ty luật đại diện cho bà Ristesund, cho biết thân chủ của ông hài lòng với phán quyết tòa án. Ông Beasley nói rằng quyết định của bồi thẩm đoàn "chấm dứt vụ kiện tụng" và buộc J & J giải quyết các trường hợp còn lại.
[caption id="attachment_19162" align="aligncenter" width="540"]Sản phẩm Baby Powder của J&J. Ảnh: Reuters Sản phẩm Baby Powder của J&J. Ảnh: Reuters[/caption]

Bà Ristesund cho biết đã sử dụng các sản phẩm phấn rôm của J & J - trong đó có 2 sản phẩm Baby Powder và Shower to Shower - để vệ sinh trong nhiều thập kỷ qua. Theo luật sư của bà Ristesund, bà được chẩn đoán ung thư buồng trứng, phải cắt bỏ tử cung và thực hiện những ca phẫu thuật liên quan. Căn bệnh ung thư của bà đang thuyên giảm.

Phát ngôn viên của J & J Carol Goodrich cho rằng phán quyết mâu thuẫn với kết quả nghiên cứu 30 năm về sự an toàn của phấn bột. Theo người này, công ty dự định sẽ kháng án và tiếp tục bảo vệ tính an toàn của sản phẩm hãng này.

Dù có kế hoạch kháng cáo nhưng hiện J&J đang đối mặt với khoảng 1.200 vụ kiện với cáo buộc không cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng về rủi ro gây ung thư của phấn rôm. Tuy nhiên, hãng này cho rằng họ đã hành động đúng đắn trong việc phát triển và quảng cáo sản phẩm.

Đây là bản án thứ 2 được đưa ra gây bất lợi cho J&J. Hồi tháng 2, tòa án cũng đã yêu cầu J&J bồi thường 72 triệu USD cho một phụ nữ chết vì ung thư buồng trứng sau nhiều năm sử dụng phấn rôm để vệ sinh.

Trong khi đó, các nhà khoa học cho rằng bằng chứng về mối nguy hiểm thật sự của phấn rôm là không thuyết phục.

Theo NLĐ

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.