Imexpharm (IMP): 9 tháng lãi 111 tỷ đồng, phấn đấu quý 4 lãi khoảng 54 tỷ đồng

HĐQT Imexpharm cũng thông qua việc chi tạm ứng cổ tức năm 2017 bằng tiền tỷ lệ 5%.

CTCP Dược phẩm Imexpharm (mã chứng khoán IMP) vừa họp thông qua một số nội dung quan trọng về kết quả kinh doanh.

9 tháng đầu năm 2017 lãi trước thuế 111 tỷ đồng

Theo đó, HĐQT công ty thống nhất thông qua báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2017 với tổng doanh thu đạt gần 764 tỷ đồng, tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm trước đó. Lợi nhuận trước thuế đạt 111 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ và hoàn thành 69,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó.

Mục tiêu riêng quý 4/2017 lãi trước thuế đến 54 tỷ đồng

HĐQT công ty cũng thông qua kế hoạch SXKD quý 4/2017 với mục tiêu doanh thu ước đạt 433 đến 471 tỷ đồng. Dự kiến, tổng doanh thu đạt được cả năm 2017 khoảng 1.260 tỷ đồng, hoàn thành từ 95% đến 98% kế hoạch doanh thu cả năm.

Bên cạnh đó, HĐQT công ty cũng đặt mục tiêu đạt từ 49 đến 54 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, nâng tổng LNTT cả năm 2017 lên khảng 160 tỷ đồng, sẽ hoàn thành và vượt khoảng 3% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó.

Mục tiêu năm 2018, Imexpharm phấn đấu doanh thu tăng trưởng 18-20%; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 16-18% so với năm 2017.

Tạm ứng 5% cổ tức bằng tiền

Ngoài ra, căn cứ công văn của Tổng công ty Dược Việt Nam về việc chi tạm ứng cổ tức, Imexpharm quyết định thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2017 cho cổ đông bằng tiền với tỷ lệ 5%.

Tiến độ triển khai các dự án

Tại buổi họp, 100% ý kiến các Thành viên HĐQT đã thông qua tiến độ triển khai dự án Nhà máy Kháng sinh công nghệ cao Vĩnh Lộc: Tất cả các gói thầu đã cơ bản hoàn thiện đến 95%, đã giải ngân 75% tổng ngân sách dự kiến. Nhà máy sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2018 đầu năm 2019.

Đối với dự án Nhà máy Dược công nghệ cao Bình Dương, hiện tiến độ chung đã hoàn thành khoảng 65%-67%, giải ngân được 49% ngân sách dự kiến. Nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ quý 1/2020.

Theo InfoNet

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video