IDI lý giải việc chậm chi trả cổ tức 2015, 2016

Việc tập trung vốn đầu tư dự án khiến Công ty không có đủ nguồn tiền để chi trả cổ tức đúng thời gian quy định.

CTCP Đầu Tư & Phát Triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) vừa có văn bản giải trình việc chậm chi trả cổ tức năm 2015, 2016 và tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2015.

Cụ thể, Công ty dự kiến chi trả cổ tức năm 2015 tỷ lệ 5% vào quý II/2017 và cổ tức 2016 tỷ lệ 4% vào quý III/2017.

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2015, "cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày kết thúc họp ĐHĐCĐ thường niên". Ngày Công ty tổ chức ĐHĐCĐ thường niên là 11/5/2017 và ngày thanh toán là 13/12/2017, đã quá 6 tháng.

IDI cho biết nguyên nhân là năm 2017 đã thực hiện đầu tư một số dự án và tập trung vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dự kiến thu tiền về trong tháng 12/2017. Do đó vào tháng 12/2017, IDI mới có đủ nguồn vốn để chi trả cổ tức năm 2015 và 2016.

Mặt khác, Công ty cũng sẽ điều chỉnh chi trả cổ tức năm 2015 từ 5% xuống còn 4%, do nguồn thặng dư vốn cổ phần 10 tỷ đồng dùng chi trả cổ tức năm 2015 theo quy định hiện hành không được chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Bởi vậy, Công ty sẽ chi trả cổ tức 2015 tỷ lệ 4% và còn lại 1% xin ý kiến lại tại ĐHĐCĐ năm 2018.

Tính đến cuối tháng 9/2017, tổng tài sản của IDI ở mức 5.483 tỷ đồng, tăng 8% so với hồi đầu năm. Vốn chủ sở hữu ở mức 2.375 tỷ đồng, trong đó IDI có 404 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và hơn 111,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát.

9 tháng đầu năm, Công ty đạt doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt ở mức 3.782 tỷ và 221 tỷ đồng; tăng 31% và 142% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Phan Tùng - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video