Hơn 500 kg bánh kẹo nhập lậu bị xử phạt trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ

Theo Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), số lượng thực phẩm trên được chủ cơ sở nhập về nhằm phục vụ nhu cầu tăng cao của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Hơn 500 kg bánh kẹo nhập lậu bị xử phạt trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ

Ngày 28/12/2021, Đội Quản lý thị trường số 1 tỉnh Nam Định đã phối hợp với Công an Phường Trần Quang Khải, TP. Nam Định tiến hành kiểm tra đột xuất kho hàng tại địa chỉ số 339 Nguyễn Bính thuộc Phường Trần Quang Khải.

Tại thời điểm thu giữ, lực lượng chức năng đã phát hiện các loại bánh, kẹo, mứt trái cây với tổng trọng lượng hơn 500kg. Trong đó gồm 80 gói quả việt quất sấy khô, 360 gói bánh Sunrai, 96 gói kẹo dẻo, 48 gói bánh Starcup, 216 gói bánh Sandwich Biscuits, 400 cốc bánh sunlight, 120 gói kẹo chery, 110 gói kẹo Bimbim Foren và 500 chai nước giải khát Nha đam đã được kiểm đếm và đóng trong 111 thùng carton. Số hàng hóa này có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định.

Ông Trần Hữu Trung sinh năm 1992, có địa chỉ thường trú tại Thôn Lộng Đồng, xã Lộc An, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định là chủ kho hàng đã không xuất trình được hóa đơn chứng từ và các tài liệu hợp pháp liên quan đến số hàng hóa trên. Toàn bộ số hàng hóa này được tập kết để chuẩn bị tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội đầu năm 2022.

Hiện, lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu, vi phạm điều kiện lưu thông để mở rộng điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo Nhịp sống kinh tế

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video