Hoa Sen tính phát hành cổ phiếu thưởng ESOP trong năm tới

Đây là một trong các nội dung Tập đoàn này trình cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 1 năm tới.

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG-HoSE) vừa thông báo thời gian chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên NĐTC 2016-2017.

Danh sách cổ đông sẽ được chốt vào ngày 11/11/2016. Đại hội dự kiến tổ chức vào ngày 6/1/2017 tại Hội trường Thống Nhất, Tp. HCM.

Tại cuộc họp này, Hoa Sen sẽ trình báo cáo của HĐQT và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2015-2016 và kế hoạch hoạt động trong NĐTC 2016-2017. Cùng đó, thù lao, chi phí hoạt động của HĐQT, BKS, mức thưởng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của HĐQT, BKS, Ban Tổng Giám đốc và Cán bộ quản lý trong NĐTC 2016-2017 cũng sẽ được thảo luận tại đại hội.

Báo cáo kết quả thực hiện chi trả cổ tức của NĐTC 2014 - 2015 và tăng vốn điều lệ Tập đoàn Hoa Sen cùng phương án phân phối lợi nhuận của NĐTC 2015 - 2016 và tỷ lệ trích lập các quỹ trong NĐTC 2016 - 2017 cũng sẽ được trình và xin ý kiến cổ đông thông qua.

Đáng chú ý, Tập đoàn Hoa Sen cũng sẽ trình báo cáo tình hình thực hiện các Dự án đầu tư của Tập đoàn này. HSG cũng đề xuất thông qua chủ trương phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP) trong NĐTC 2016-2017.

Từ khi niêm yết tới nay, HSG chưa từng phát hành cổ phiếu ESOP. Chưa rõ số lượng cổ phiếu ESOP phát hành nhưng hình thức phát hành cổ phiếu thưởng này đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để làm vốn phát hành.

Tập đoàn Hoa Sen dự kiến sẽ thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính. Tại Đại hội này, HSG sẽ đề xuất thông qua chủ trương ủy quyền cho HĐQT nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn và thực hiện các thủ tục pháp lý để thay đồi địa điểm.

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video