Hồ sơ Panama: Đã khớp nối được 30 cá nhân, DN Việt Nam

Cơ quan hữu trách đến ngày 15-6 đã khớp nối được các thông tin liên quan đến 30 cá nhân, tổ chức Việt Nam được nêu tên trong Hồ sơ Panama công bố hồi đầu tháng 5.

[caption id="attachment_23780" align="aligncenter" width="660"]Kết quả tìm kiếm liên quan tới Việt Nam trong hồ sơ Panama Kết quả tìm kiếm liên quan tới Việt Nam trong hồ sơ Panama[/caption]

Thông tin cho báo chí sáng nay 15-6 về tiến độ điều tra 189 người Việt có tên trong Hồ sơ Panama , ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, cho biết Tổ công tác liên quan đến Tài liệu Panama đã tiến hành xác minh các thông tin theo kế hoạch đề ra. Đến nay đã khớp nối được các thông tin liên quan đến 30 cá nhân, tổ chức Việt Nam được nêu tên trong Hồ sơ Panama công bố hồi đầu tháng 5.

“Tổ công tác hiện nay mới dừng ở giai đoạn rà soát thông tin, chưa có căn cứ để kết luận gì về việc các cá nhân, tổ chức này có vi phạm gì hay không” - ông Nguyễn Văn Phụng nói.

Cũng theo ông Phụng, các thông tin được nêu trong Hồ sơ rất sơ sài, chỉ bao gồm tên tiếng Anh không dấu, sắp xếp trật tự không theo cách đặt tên của người Việt, và địa chỉ kèm theo ở Việt Nam có khi đến xác minh thì lại không có thực.

Để rà soát tìm ra những cá nhân, tổ chức cụ thể, Tổ công tác phải chia thành nhóm nhỏ, nhận diện từng cái tên được nêu trong hồ sơ để khớp nối với các dữ liệu hiện có bằng các biện pháp thủ công.

Với cách làm việc như vậy, từ 189 cái tên được nêu trong Hồ sơ Panama, Tổ công tác phải rà soát khoảng 300.000 cái tên do phải lần lượt đảo các chữ trong hồ sơ để ghép thành những cái tên mới. Từ 30 cái tên khớp nối được, Tổ công tác tiếp tục tìm ra những cá nhân, doanh nghiệp có thực hiện giao dịch với những 30 cá nhân, tổ chức này để tìm kiếm…

“Không phải ai có tên trong hồ sơ cũng đều xấu, đều có vi phạm pháp luật về rửa tiền, trốn thuế. Vấn đề này phải được tiến hành một cách rất thận trọng, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng pháp luật, đảm bảo sự minh bạch nhưng không tổn hại đến môi trường đầu tư Việt Nam” - ông Nguyễn Văn Phụng nhấn mạnh.

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video