Hình ảnh ông Nguyễn Thành Tài và nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp sáng 16-11

Phiên xét xử sơ thẩm vào tháng 3-2021, TAND TP HCM tuyên trả hồ sơ vụ án, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng điều tra bổ sung 8 nội dung nhằm làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản do bị cáo Dương Thị Bạch Diệp thực hiện.

Sáng 16-11, TAND TP HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hoán đổi tài sản tư nhân 57 Cao Thắng lấy khu"đất vàng" 185 Hai Bà Trưng (quận 3, TP HCM) thuộc sở hữu nhà nước, gây thiệt hại hơn 186 tỉ đồng sau khi đã trả hồ sơ trước đó.

8 giờ 30, bị cáo Nguyễn Thành Tài (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM), bị cáo Dương Thị Bạch Diệp (nguyên Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương) cùng đồng phạm được dẫn giải vào phòng xử án.

Phiên xử do Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM ông Phạm Lương Toản làm chủ tọa; đại diện VKSND TP HCM tham gia phiên tòa gồm 3 kiểm sát viên là: Lê Thị Đông, Phạm Văn Hiền, Trịnh Thị Lan Anh. Dự kiến, phiên xét xử sẽ kéo dài đến ngày 22-11.

Hình ảnh ông Nguyễn Thành Tài và nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp sáng 16-11 - Ảnh 1.

Bị cáo Nguyễn Thành Tài (ở giữa) và Dương Thị Bạch Diệp tại phòng xét xử sáng 16-11

Hình ảnh ông Nguyễn Thành Tài và nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp sáng 16-11 - Ảnh 2.

Bị cáo Nguyễn Thành Tài được dẫn giải vào phòng xét xử. Ảnh: Quốc Thắng

Hình ảnh ông Nguyễn Thành Tài và nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp sáng 16-11 - Ảnh 3.

Bị cáo Dương Thị Bạch Diệp được dẫn giải vào phòng xét xử.

Căn cứ kết quả điều tra bổ sung, sau khi TAND TP trả hồ sơ vụ án, VKSND Tối cao cho rằng 8 nội dung mà HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung đều không có căn cứ, không phải là tình tiết mới phát sinh tại toà. Đồng thời, VKSND Tối cao giữ nguyên quan điểm truy tố tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với bị cáo Diệp.

Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thành Tài và 8 bị cáo khác gồm: Trần Nam Trang (nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính TP HCM); Vy Nhật Tảo (nguyên Giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP HCM); Nguyễn Thành Rum (nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Lê Tôn Thanh (nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Lê Văn Thanh (nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP); Huỳnh Kim Phát (nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP); Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở TN-MT TP) và Nguyễn Thanh Nhàn (nguyên Phó Giám đốc Sở TN-MT TP) cùng bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Riêng bị cáo Dương Thị Bạch Diệp hầu tòa về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo cáo trạng, bị cáo Diệp có hành vi gian dối trong quá trình hoán đổi tài sản tư nhân 57 Cao Thắng lấy khu "đất vàng" 185 Hai Bà Trưng thuộc sở hữu nhà nước. Giai đoạn thẩm định phương án hoán đổi, bị cáo không cung cấp bản gốc giấy tờ tài sản 57 Cao Thắng. 

Trước đó, bị cáo thế chấp tài sản này tại Agribank. Hoán đổi thành công và nhận giấy tờ sở hữu khu đất 185 Hai Bà Trưng, bị cáo Diệp không thực hiện đổi tài sản thế chấp ở Agribank; mà tiếp tục mang tài sản 185 Hai Bà Trưng đến ngân hàng khác, thế chấp vay vốn. Sai phạm đó khiến nhà nước mất quyền sở hữu tài sản 185 Hai Bà Trưng.

Cũng theo hồ sơ, ông Nguyễn Thành Tài không phụ trách việc xử lý, sắp xếp lại tài sản nhà nước, không là thành viên trong Ban Chỉ đạo 09 TP nhưng lại là người chấp thuận chủ trương và chỉ đạo giải quyết hoán đổi hai tài sản trên, gây ra thất thoát tài sản nhà nước.

Các bị cáo còn lại là cán bộ các đơn vị liên quan đã thiếu trách nhiệm, tắc trách trong việc tham mưu, đề xuất việc hoán đổi, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất 185 Hai Bà Trưng cho Công ty Diệp Bạch Dương không đúng quy định, không kiểm tra pháp lý nhà đất 57 Cao Thắng, tạo điều kiện cho bà Diệp lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo Ý Linh (Người lao động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video