Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Bài học từ Việt Nam

Ngày 10/8/2016 Cơ quan Phân tích và Phát triển Chính sách, Bộ Ngoại Giao nước Cộng hòa Indonesia đã tổ chức Diễn đàn Thuyết giảng Chính sách Đối ngoại với chủ đề “Hội nhập thị trường tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Bài học từ Việt Nam với sự tham dự của khách mời từ Việt Nam là Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga.

[caption id="attachment_30136" align="aligncenter" width="700"]Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga – Cố vấn cấp cao Ủy ban Thư ký Quốc gia Việt Nam về APEC 2017, nguyên Phó Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về Kinh tế – Thương mại phát biểu tại hội nghị. Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga – Cố vấn cấp cao Ủy ban Thư ký Quốc gia Việt Nam về APEC 2017, nguyên Phó Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về Kinh tế – Thương mại phát biểu tại hội nghị.[/caption]

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được cho là sẽ mang đến nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho Indonesia, bao gồm cả việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế, và kết nối với các nền kinh tế của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể đạt được nếu Indonesia có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đó là những kết luận được rút ra từ Diễn đàn.

Tại sự kiện, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga Cố vấn cấp cao Ủy ban Thư ký Quốc gia Việt Nam về APEC 2017, nguyên Phó Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về Kinh tế – Thương mại (2008 – 2014)  đã chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc tham gia vào Hiệp định TPP.

Theo đó, đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga cho biết, việc tham gia của Việt Nam vào Hiệp định TPP là một nỗ lực vô cùng lớn để hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam coi TPP là một Hiệp định thương mại có tiềm năng kinh tế lớn nhất. Nên nếu tham gia TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội hội nhập vào thị trường với 40% GDP toàn cầu, 30% thương mại thế giới, và 11% dân số thế giới.

Bằng việc gia nhập TPP, Indonesia cũng sẽ có được một vị trí tốt hơn trong các cuộc đàm phán của khu vực thương mại tự do khác, và tăng cường vai trò dẫn đầu của Indonesia trong phạm vi khu vực và toàn cầu“, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga chia sẻ.

Bà Nguyệt Nga cũng đề cập thêm rằng sự tham gia của Việt Nam vào Hiệp định TPP không phải là không có thách thức và trở ngại. Ví dụ như ở trong nước, đã có những nghi ngờ rằng liệu TPP có mang lại tác động tích cực đến nền kinh tế hay không.

Bên cạnh đó, khi tham gia TPP, Việt Nam vẫn cần phải tăng cường các hoạt động chuẩn bị trong nước, chẳng hạn như cải thiện khả năng cạnh tranh và cải tổ các tổ chức, các quy định cho phù hợp với việc thực thi thỏa thuận TPP.

Hiện nay, không chỉ có Indonesia, hiện vẫn còn các nước khác như Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan đang cân nhắc việc tham gia vào Hiệp định TPP. Vì vậy, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga đề xuất Indonesia có thể sớm tham gia đàm phán về Hiệp định TPP để có thể chuẩn bị tốt hơn khi chính thức tham gia vào Hiệp định này.

Diễn đàn Thuyết giảng Chính sách Đối ngoại được tổ chức bởi Cơ quan Phân tích và Phát triển Chính sách, Bộ Ngoại Giao nước Cộng hòa Indonesia phối hợp cùng với Đại sứ quán nước Cộng hòa Indonesia tại Hà Nội.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Indonesia, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga cũng đã đến thăm hỏi cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia và Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN.

tpp bai hoc tu viet nam

Theo Enternews

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video