HAX bất ngờ báo lỗ 7,2 tỷ đồng trong quý II do chi phí tăng cao

Với kết quả kinh doanh quý II/2017 thua lỗ đã khiến lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2017 của HAX chỉ còn hơn 19 tỷ đồng, giảm mạnh 43% so với cùng kỳ năm trước.

Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (mã HAX - HOSE) đã công bố BCTC hợp nhất quý II/2017 với kết quả không tốt.

Theo đó, doanh thu thuần quý này của Công ty đạt trên 1.034,7 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lại bất ngờ ghi nhận khoản lỗ sau thuế hơn 7,2 tỷ đồng (cùng kỳ HAX vẫn lãi trên 11 tỷ đồng).

Doanh thu của HAX kỳ này tăng nhưng giá vốn hàng bán tăng tương ứng 21,6% nên lợi nhuận gộp biến động không quá mạnh và đạt hơn 25,7 tỷ đồng (tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước). Đáng chú ý, chi phí tài chính của Công ty tăng mạnh từ 2,44 tỷ đồng lên hơn 9 tỷ đồng (gấp 3,7 lần) - chủ yếu là chi phí lãi vay, trong khi doanh thu hoạt động tài chính là khá ít ỏi.

Hai khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 66% và 113,4% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, khoản lợi nhuận khác của HAX cũng chỉ đạt vỏn vẹn 7 tỷ đồng, giảm 37% so với quý II/2016.

Với kết quả kinh doanh quý II/2017 thua lỗ như trên đã khiến lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2017 của HAX chỉ còn hơn 19 tỷ đồng, giảm mạnh 43% so với cùng kỳ năm trước, trong khi doanh thu vẫn tăng đến 40% lên 1.814 tỷ đồng. EPS đạt 1.344 đồng.

Tại thời điểm 30/6/2017, tổng tài sản của HAX đạt hơn 1.176 tỷ đồng, tăng 36,6% so với số đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng từ 663 tỷ đồng lên thành 892,8 tỷ đồng. Hàng tồn kho của Công ty đạt hơn 610 tỷ đồng, tăng 56,6% so với đầu năm. Nợ ngắn hạn của Công ty tăng mạnh 53% lên hơn 847,7 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu HAX hiện tại đang giao dịch ở 44.500 đồng/CP, trong khi đầu năm 2017 chỉ là 25.500 đồng/CP (tăng 74,5%).

Theo Bình An - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video