Hanoimilk cắt chức phó tổng giám đốc vì thương hiệu sữa IZZI

Ông Phan Mạnh Hòa, Phó Tổng giám đốc, thành viên HĐQT CTCP Sữa Hà Nội (Hanoimilk) vừa bị HĐQT công ty miễn nhiệm sau cuộc họp ngày 9.5.2016.

Cụ thể, HĐQT Hanoimilk thống nhất miễn nhiệm nhiệm vụ thành viên HĐQT và chức vụ Phó Tổng giám đốc đối với ông Phan Mạnh Hòa kể từ ngày 9.5 vì không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nguyên nhân cắt chứcđược cho là ông Hòa chưa đưa được thương hiệu sữa IZZI đến gần người tiêu dùng.

izzi

Ông Hòa sinh năm 1973, là cử nhân kinh tế được giao nhiệm vụ Phó Tổng giám đốc kiêm Phụ trách khối bán hàng của Hanoimilk từ ngày 1.3.2015. Trước đó ông từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc bán hàng tại Unilever Việt Nam hay giám đốc kinh doanh của Tập đoàn Phú Thái, Imexco Việt Nam.

Ông Hòa cũng là đại diện cho 1,25 triệu cổ phần HNM (cổ phiếu của Hanoimilk), chiếm 6,25% vốn thuộc sở hữu của công ty TNHH phát triển sản phẩm mới công nghệ mới.

Bên cạnh đó, HĐQT cũng đã bầu bổ sung ông Phạm Tùng Lâm làm thành viên HĐQT từ ngày 9.5, sự thay đổi này sẽ được báo cáo thông qua Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tại kỳ họp thường niên năm 2016 vài ngày tới.

Trước đó, Hanoimilk đã có công văn gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội xin hoãn họp ĐHĐCĐ năm 2016 vì Công ty phải nỗ lực tập trung toàn lực cho việc tung sản phẩm mới IZZI Tiramisu và IZZI Choco Oats nên không có đủ nhân sự để chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc tổ chức Đại hội cổ đông thường niên trong tháng 4, tháng 5 năm 2016.

Năm 2015, Hanoimilk đã trải qua thời kỳ khó khăn với tổng doanh thu bán hàng chỉ đạt 282,2 tỷ đồng, đạt 89,1% kế hoạch đề ra, lợi nhuận trước thuế cũng sụt giảm so với năm 2014 còn vỏn vẹn 2,5 tỷ đồng, đạt 78,3% kế hoạch.

Nguyên nhân chính khiến Hanoimilk gặp khó là do ngân sách hạn chế, nên việc đầu tư cho các chương trình Marketing cho thương hiệu IZZI truyền thống chưa được quan tâm đúng mức cũng góp một phần làm giảm doanh thu.

Theo Dân Việt

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video