Hà Nội: Quán cà phê, ăn sáng có thể chưa được mở trở lại sau 22/4

Trao đổi với phóng viên Tiền phong chiều 21/4, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho rằng, các quán cà phê, ăn sáng nhiều khả năng chưa được mở cửa sau 22/4.

Hà Nội: Quán cà phê, ăn sáng có thể chưa được mở trở lại sau 22/4

Hà Nội nhiều khả năng chưa cho phép các quán cà phê mở cửa trở lại để phòng chống COVID-19. Ảnh: Như Ý

Theo ông Tuấn, trong cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các tỉnh, thành ngày 20/4, Hà Nội vẫn được xếp trong nhóm các tỉnh, thành có nguy cơ cao. “Đến chiều mai (22/4) sẽ có kết luận chính thức, nhưng ngày 20/4, UBND thành phố Hà Nội đã họp và có chỉ đạo do vẫn nằm trong nhóm có nguy cơ cao nên không phải dỡ bỏ ngay việc cách ly xã hội. Có thể nới lỏng một số khu vực, một số bộ phận như các cơ sở sản xuất chứ không có nghĩa là bỏ hẳn, trở lại bình thường ngay được mà phải tiếp tục thực hiện đến hết 30/4”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cũng cho rằng, nhiều khả năng thành phố sẽ chỉ mở cửa các cửa hàng kinh doanh nhu yếu phẩm cần thiết. “Quán ăn sáng, cà phê thì nhiều khả năng là chưa được mở lại”, ông Tuấn cho biết.

Đánh giá về nguy cơ dịch bệnh tại Hà Nội, ông Tuấn cho biết, dù nhiều ngày không xuất hiện ca bệnh mới, nhưng vẫn tiềm tàng trong cộng đồng, chưa thể đánh giá hết, vì thế, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết đến hết 30/4.

Liên quan đến nhu cầu tập thể dục, thể thao sau nhiều ngày cách ly xã hội, ông Tuấn cho biết, đã có cảnh báo về việc người chạy trước có thể bắn giọt bắn vào người chạy phía sau, nguy cơ lây nhiễm bệnh. “Tập thể dục thì cố gắng ở trên sân thượng hay tại nhà thôi. Cố gắng thêm mấy ngày nữa. Bao nhiêu công sức thực hiện, bây giờ chỉ cần cố gắng thêm một vài ngày nữa. Nếu không cố được, xảy ra dịch bệnh thì công sức lại đổ sông đổ bể mất cả”, ông Tuấn khuyến cáo.

Trước đó, phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 thành phố Hà Nội chiều 20/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, nếu như đến 22/4, địa bàn Hà Nội không phát hiện ca nhiễm mới nào, thành phố có thể hạ mức cảnh báo, nhưng không có chuyện gỡ bỏ toàn bộ mà sẽ được tiến hành từ từ.

“Văn phòng UBND thành phố và Sở Y tế phải soạn thảo, trình thành phố ra được Chỉ thị hoặc kế hoạch theo Chỉ thị mới của Thủ tướng, làm sao dễ làm nhất cho cấp dưới. Nhưng chắc chắn là không gỡ hết tất cả những yêu cầu hạn chế. Ví dụ như các hoạt động đông người, đặc biệt ở các vùng có nguy cơ cao như Mê Linh, Thường Tín, các biện pháp còn thực hiện mạnh mẽ chứ chưa thể buông hẳn được”, ông Chung nói.

Theo ông Chung, thành phố không được chủ quan, bởi dịch bệnh này trên thế giới đã có tình trạng tái lây nhiễm, hoặc nhiễm bệnh mà không có biểu hiện, triệu chứng, có thể kéo dài trong 30 ngày.

“Chúng ta có bài học là Hàn Quốc thời gian qua đã xây dựng bộ tiêu chí cho từng nhà hàng, quán cà phê, tuyên truyền cho người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch một cách bắt buộc. Ví dụ, tới đây việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách là bắt buộc. Hay thể dục thể thao, sinh hoạt tôn giáo liên quan tụ tập đông người chắc chắn vẫn phải hạn chế một thời gian nữa chứ chưa thể quay lại hoạt động bình thường”, Chủ tịch Hà Nội nói.

Theo Trường Phong (Tiền Phong)

Chuyện ít biết về ca khúc vượt mốc 2 tỷ lượt xem trong đại lễ 30/4 năm nay

Gần đây, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” bất ngờ gây sốt trên mạng xã hội, vượt 2 tỷ lượt xem (tổng số lượt xem trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok…). Bài hát mang giai điệu hào hùng, là lời tri ân của thế hệ trẻ đối với cha ông, những người có công lao lớn trong công cuộc giữ nước.

Tái hiện hoạt cảnh Ngự Trà Hoàng Cung

Hòa chung không khí cả nước hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" gắn với Festival Huế 2025 “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép và Nam A Bank phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần.

Video