Gojek bắt đầu áp dụng thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam, có kế hoạch ra mắt ví điện tử

Hệ thống bảo mật của Gojek có thể nhận diện các giao dịch bất thường, chặn các giao dịch đó ngay lập tức và cảnh báo cho người dùng.

Gojek bắt đầu áp dụng thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam, có kế hoạch ra mắt ví điện tử

Gojek vừa công bố ra mắt tính năng thanh toán không dùng tiền mặt trên ứng dụng tại Việt Nam. Người dùng giờ đây có thể lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ Visa, Mastercard và JCB để thanh toán các dịch vụ vận chuyển và giao nhận đồ ăn trực tuyến trên ứng dụng Gojek. 

Tính năng này ra mắt nhằm đáp ứng phản hồi của khách hàng, mong muốn có thêm nhiều lựa chọn thanh toán hơn trên ứng dụng ngoài tiền mặt. Nhu cầu này trở nên đặc biệt cấp thiết trong bối cảnh đại dịch COVID-19, khi ngày càng nhiều người chuyển dịch sang sử dụng thanh toán kỹ thuật số và thanh toán không tiếp xúc. 

Ông Phùng Tuấn Đức, Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam, chia sẻ, thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những tính năng quan trọng nhất mà Gojek ra mắt trong năm nay tại Việt Nam. Nỗ lực này cũng phù hợp với định hướng của chính phủ Việt Nam, thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Sắp tới, Gojek sẽ tiếp tục mở rộng các tính năng thanh toán kỹ thuật số, bao gồm sớm ra mắt ví điện tử, để hàng triệu người Việt Nam có thể tận hưởng lợi ích của nền kinh tế số.

Cũng theo ông Tuấn, Gojek đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và mức cao nhất của PCI DSS - bộ yêu cầu được điều chỉnh bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật Ngành Thẻ Thanh toán nhằm đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu thẻ. Ngoài ra, Gojek không lưu trữ thông tin số thẻ quốc tế của người dùng mà sử dụng một dãy ký tự đặc biệt được mã hóa từ số thẻ để tăng cường tính bảo mật cho dữ liệu. Hệ thống bảo mật của Gojek cũng có thể nhận diện các giao dịch bất thường, chặn các giao dịch đó ngay lập tức và cảnh báo cho người dùng.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video