Gỗ Trường Thành (TTF): Miễn nhiễm toàn bộ các chức danh lãnh đạo của cha con ông Võ Trường Thành

HĐQT Gỗ Trường Thành vừa có quyết định miễn nhiệm 3 vị trí Phó Tổng giám đốc và chấm dứt tư cách thành viên HĐQT đối với ông Võ Trường Thành và ông Võ Diệp Văn Tuấn.

[caption id="attachment_42897" align="aligncenter" width="660"]Ông Võ Trường Thành (bên trái) và ông Võ Diệp Văn Tuấn (bên phải) Ông Võ Trường Thành (bên trái) và ông Võ Diệp Văn Tuấn (bên phải)[/caption]

CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (Mã: TTF) vừa thông báo nghị quyết của HĐQT về việc giải thể các chi nhánh Công ty, thay đổi thành viên HĐQT và Phó TGĐ Công ty.

Theo đó, ngày 28/11/2016, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành đã thông qua việc chấm dứt hoạt động các Chi nhánh công ty tại Hà Nội, thành phố HCM và Bình Dương với lý do hoạt động không hiệu quả.

HĐQT cũng thông qua việc miễn nhiệm các Phó Tổng giám đốc Công ty gồm: Ông Phạm Thanh Tú và Ông Võ Diệp Văn Tuấn với lý do có đơn xin từ chức. Miễn nhiệm Ông Bùi Thành Đạt với lý do luân chuyển công tác. Chấm dứt tư cách thành viên HĐQT đối với ông Võ Trường Thành và ông Võ Diệp Văn Tuấn với lý do có đơn từ chức.

Đồng thời bổ nhiệm Bà Dương Trịnh Thụy Như – Phó Tổng giám đốc thường trực lên làm thành viên HĐQT thay thế. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày ký.

Được biết hiện tại TTF đang giao dịch dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt do BCTC quý 2/2016 của công ty ghi nhận khoản lỗ lớn và có nội dung điều chỉnh hồi tố ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty nên để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư thì HoSE đưa cổ phiếu TTF vào diện bị kiểm soát đặc biệt.

Từ khi “scandal” về hàng tồn kho xảy ra, cổ phiếu TTF đã lao dốc, giảm sâu từ vùng giá trên 43.700 đồng/cổ phiếu về mức giá xấp xỉ 4.000 đồng/cổ phiếu. Mới đây, cổ phiếu TTF đã phục hồi với 4 phiên tăng trần liên tiếp lên mức 5.330 đồng/cổ phiếu.

Hiện tại giá cổ phiếu TTF đang giao dịch xung quanh mức 5.000 đồng/cổ phiếu.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video