Giá USD “chợ đen” giảm mạnh

Sáng nay (16/11), nhiều điểm đổi ngoại tệ trên thị trường "chợ đen" tiếp tục giảm mạnh giá USD xuống còn 25.000 đồng.

Giá USD “chợ đen” giảm mạnh

Sáng nay (16/11), tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.677 đồng/USD, không thay đổi so với hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 22.493-24.861 đồng/USD.

Hiện các ngân hàng thương mại vẫn niêm yết giá bán USD ở mức sát trần quy định. Chẳng hạn, Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá bán là 24.860 đồng/USD, trong khi VietinBank niêm yết 24.861 đồng/USD.

Giá USD chiều mua vào của các ngân hàng có sự chênh lệch đáng kể. Trong khi Vietcombank niêm yết 24.580 đồng/USD thì VietinBank là 24.657 đồng/USD, BIDV ở mức 24.620 đồng/USD.

Từ đầu tháng 11 đến nay, tỷ giá USD tại các ngân hàng đã giảm khoảng 20 đồng.

Trên thị trường tự do, giá USD cũng giảm nhưng với mức điều chỉnh lớn hơn. Sau khi chạm mốc 25.500 đồng/USD vào giữa tháng 10, tỷ giá trên thị trường phi chính thức liên tục lao dốc. 

Sáng nay (16/11), nhiều điểm đổi ngoại tệ mua – bán USD với giá khoảng 24.850-25.000 đồng/USD, giảm 170 đồng chiều mua và 120 đồng chiều bán so với hôm qua. So với mức đỉnh 25.500 đồng/USD thì đã giảm tới 500 đồng.

Trên thị trường quốc tế, đồng USD tiếp tục lao dốc trong khi cả Euro, Yen Nhật và bảng Anh cùng tăng giá sau khi dữ liệu kinh tế Mỹ cho thấy lạm phát bắt đầu hạ nhiệt. Theo đó, nhà đầu tư tăng nhu cầu mua các tài sản rủi ro hơn và giảm nhu cầu đối với đồng bạc xanh.

Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ 6 đồng tiền đối tác chủ chốt hiện còn 106,46 điểm, thấp nhất trong gần 3 tháng trở lại đây.

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video