Gemadept lọt vào tầm ngắm của 2 ông lớn, sẽ có cuộc cạnh tranh giữa CJ Logistics và Tae Kwang để mua cổ phần?

Tháng 6 vừa qua, Tae Kwang đã có được lợi thế so với CJ khi ký biên bản ghi nhớ mua 1 lượng trái phiếu chuyển đổi từ Vietnamese Investment Group – công ty đang muốn bán cổ phần ở Gemadept. Tuy nhiên, các nguồn tin thân cận cho biết hai bên đã không thể đi đến thỏa thuận cuối cùng về giá giao dịch.

Hãng tin The Korea Herald của Hàn Quốc dẫn lời CEO Park Geun-tae của tập đoàn CJ Logistics (trước đây là CJ Korea Express) cho biết vẫn đang quan tâm đến việc mua lại Gemadept Logistics - công ty hoạt động trong lĩnh vực logistic và bất động sản của Việt Nam.

“Chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội thâu tóm các công ty logistic ở Đông Nam Á nhằm thực hiện mục tiêu lọt vào top 5 công ty lớn nhất trong ngành này trên toàn cầu. Vì thế chúng tôi vẫn có hứng thú với Gemadept”, ông Park nói.

Cũng theo vị CEO này, CJ Logistics đang đưa ra các lời chào mua mới để cạnh tranh với đối thủ Tae Kwang Industrial. Tháng 6 vừa qua, Tae Kwang đã có được lợi thế so với CJ khi ký biên bản ghi nhớ mua 1 lượng trái phiếu chuyển đổi từ Vietnamese Investment Group – công ty đang muốn bán cổ phần ở Gemadept. Tuy nhiên, các nguồn tin thân cận cho biết hai bên đã không thể đi đến thỏa thuận cuối cùng về giá giao dịch. Tae Kwang được cho là đã đưa ra mức giá 500 tỷ won (tương đương 442 triệu USD).

Trong khi đó, CJ Logistics đã thâu tóm một loạt các công ty logistic ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Năm ngoái tập đoàn này chi tổng cộng 130 tỷ won thâu tóm 31,4% cổ phần ở Century Logistics (Malaysia) và 50% cổ phần của China Shenzen Speedex Commercial Service (Trung Quốc). Tháng 4 năm nay, CJ tiếp tục thông báo sẽ thâu tóm Ibrakom (UAE) và Darcl Logistics (Ấn Độ).

Theo Trí thức trẻ/Korea Herald

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video