Gạo Việt Nam chiếm thị phần lớn tại Trung Quốc

Tiếp sau thị trường Trung Quốc, các thị trường nhập khẩu lớn gạo của Việt Nam là Indonesia, Ghana, Đài Loan.

xuat-khau-gao

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, lượng gạo xuất khẩu tháng 6/2016 ước đạt 359 nghìn tấn với giá trị đạt 163 triệu USD, đưa khối lượngxuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm nay ước đạt 2,69 triệu tấn và 1,21 triệu USD (giảm 9,8% về khối lượng và 5,9% về giá trị so với cùng kỳ 2015).

Giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm đạt 449 USD/tấn, tăng 3,28% so với cùng kỳ 2015. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam tại thời điểm này với 35,5% thị phần. Cụ thể, 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 803 ngàn tấn và 371,98 triệu USD (giảm 12,76% về khối lượng và giảm 1,8% về giá trị so với cùng kỳ 2015).

Tiếp sau thị trường Trung Quốc, các thị trường nhập khẩu lớn gạo của Việt Nam là Indonesia, Ghana, Đài Loan. Các thị trường giảm mạnh lượng gạo nhập khẩu của Việt Nam gồm Philippines, Malaysia, Singapore và Hồng Kông.

Tags:

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video