FWD vào top 10 thương hiệu bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

Chỉ số nhận biết thương hiệu của FWD là 27%, đứng thứ 6 trên thị trường bảo hiểm nhân thọ toàn quốc, chỉ sau một năm hoạt động.

Khảo sát thường kỳ về sức mạnh thương hiệu do công ty Blackbox (Singapore) thực hiện tại TP HCM và Hà Nội vừa công bố cho thấy FWD vào top 10 trong 18 công ty bảo hiểm nhân thọ chỉ sau năm đầu ra mắt. Đây là kỷ lục về tốc độ tăng trưởng của một doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập tại Việt Nam. Đến cuối năm 2017, chỉ số nhận biết thương hiệu (brand awareness) của đơn vị này là 27%, đứng thứ 6 trên thị trường bảo hiểm nhân thọ.

Theo đại diện doanh nghiệp, trong năm 2017 công ty tung ra nhiều sản phẩm phù hợp nhu cầu đa dạng của khách hàng, đạt mức tăng trưởng mạnh và vượt kế hoạch kinh doanh của năm. Việc tăng cường độ phủ thương hiệu được chú trọng, thông qua mở mới nhiều chi nhánh.

[caption id="attachment_82248" align="aligncenter" width="500"] Văn phòng FWD tại Đà Nẵng thiết kế hiện đại. Ảnh: FWD Việt Nam.[/caption]

Cụ thể, FWD vừa thành lập văn phòng đại diện tại Đà Nẵng tại tòa nhà F.Home (16 Lý Thường Kiệt, quận Hải Châu) vào ngày 19/1, nằm trong chiến lược mở rộng thị trường ra khu vực miền Trung.

Đây là văn phòng thứ 3 của FWD tại Việt Nam, thiết kế hiện đại, sáng tạo, chuyên nghiệp, thể hiện tinh thần "Sống đầy từ hôm nay" của một công ty bảo hiểm chú trọng công nghệ kỹ thuật số.

[caption id="attachment_82247" align="aligncenter" width="500"] Lãnh đạo FWD kỳ vọng văn phòng mới tại Đà Nẵng góp phần thay đổi cảm nhận của người dân về bảo hiểm, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ khác biệt và sáng tạo đến mọi khách hàng. Ảnh: FWD Việt Nam.[/caption]

Trong năm 2018, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng mạng lưới văn phòng tại các thành phố lớn trên toàn quốc.

N.T

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video