Fiditour (FDT) tạm ứng cổ tức 8% bằng tiền mặt

Sau 2 năm liên tiếp không chia cổ tức, CTCP Fiditour (FDT – sàn HNX) vừa thông báo về việc tạm ứng cổ tức đợt 1/2017.

Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%, tức 1 cổ phiếu sẽ được nhận 800 đồng từ ngày 8/1/2018. Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức là ngày 25/12 và ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông là ngày 26/12.

Mới đây, HĐQT Fiditour cũng vừa đồng ý thông qua việc chuyển nhượng Khách sạn Hoàng Gia, địa chỉ 12D Cách mạng tháng 8, phường Bến Thành, quận 1, TP. HCM, với giá tối thiểu 104 tỷ đồng bằng hình thức chuyển nhượng vốn.

Mục đích của việc chuyển nhượng nhằm đầu tư xây dựng tòa nhà Fidi tại 130 Trần Quang Khải làm văn phòng Công ty và kinh doanh văn phòng cho thuê, bổ sung nguồn vốn lưu động và đầu tư thêm đầu xe cho Trung tâm vận chuyển.

Kết thúc 3 quý đầu năm 2017, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ FDT đạt 449,24 tỷ đồng, tăng trưởng 13,7% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế 3,35 tỷ đồng, gấp gần 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước những mới chỉ hoàn thành 52,34% kế hoạch cả năm (6,4 tỷ đồng). Năm nay, Công ty dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 8%.

Được biết, cổ phiếu FDT giao dịch khá hạn chế. Sau 1 tháng nằm bất động, cổ phiếu FDT đã giảm mạnh trong ngày 21/11 với giao dịch khá nhỏ giọt. Và từ đó đến nay, cổ phiếu này tiếp tục duy trì trạng thái tắc thanh khoản.

Kết phiên 13/12, FDT đứng giá tham chiếu 40.000 đồng/CP và không chuyển nhượng được cổ phiếu nào.

N.T

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video