Fahasa chốt danh sách cổ đông đăng ký giao dịch trên UPCoM vào 01/09

Tính đến tháng 02/2017, mạng lưới phát hành của FAHASA gồm 6 Trung tâm sách trực thuộc và Xí nghiệp in FAHASA, cùng 92 Nhà sách tại 42 tỉnh thành trong cả nước.

CTCP Phát hành sách TPHCM – Fahasa đã có thông báo về thời gian chốt danh sách cổ đông để thực hiện việc đăng ký chứng khoán lần đầu tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và đăng ký giao dịch cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (UPCoM) vào ngày 01/08/2017.

Tuy nhiên, do số lượng cổ đông của Fahasa quá lớn và nhiều cổ đông có nhu cầu cập nhật lại thông tin cá nhân để hoàn chỉnh danh sách cổ đông. Do vậy, Fahasa đã thông báo về việc điều chỉnh thời gian chốt danh sách cổ đông đăng ký chứng khoán lần đầu tại UPCoM vào ngày 01/09/2017.

Như vậy, cổ đông sẽ phải tạm ngưng chuyển nhượng cổ phần kể từ sau 16h00 ngày 01/09/2017 đến ngày cổ phiếu của Fahasa được giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết.

Fahasa đã có hơn 40 năm hình thành và phát triển. Tính đến tháng 02/2017, mạng lưới phát hành của FAHASA gồm 6 Trung tâm sách trực thuộc và Xí nghiệp in FAHASA, cùng 92 Nhà sách tại 42 tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt Trung tâm Thương mại Điện tử www.fahasa.com với lượng hàng hóa khổng lồ với hơn 7.000 phân loại sách và đảm bảo cho 10.000 người truy cập/giây.

Hiện nay, Fahasa có vốn điều lệ trên 91 tỷ đồng. Trong năm 2017, Công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.550 tỷ và lợi nhuận trước thuế 24,5 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 6% và 6,5% so với năm 2016. Chi trả cổ tức 2017 ở mức 14% và Công ty đã tạm ứng trả cổ tức đơt 1/2017 với tỷ lệ 7%.

Điểm lại hoạt động kinh doanh năm 2016, Fahasa ghi nhận tổng doanh thu 2.399,8 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 23 tỷ và 18,5 tỷ đồng. Công ty đã chia cổ tức 14% cho năm 2016. Cũng trong năm, Fahasa đã tăng vốn điều lệ từ 61 tỷ lên 91 tỷ như hiện nay.

Trong năm 2016, Fahasa đã khai trương thêm 11 nhà sách mới; còn trong quý I/2017, Công ty cũng tiếp tục có thêm 3 nhà sách đi vào hoạt động.

Theo Huy Lê - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video