EVN và "ngã ba" nhiệt điện than, điện mặt trời

Xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo là tất yếu, nhưng bài toán khó đặt lên vai EVN hiện chưa có lời giải.

Sáng 11/1/2018, Ban kinh tế Trung ương phối hợp với một số bộ ngành tổ chức Hội thảo chuyên đề Năng lượng xanh và phát triển kinh tế bền vững.

Tại hội thảo, các diễn giả và các chuyên gia quốc tế đều cho rằng từ nay đến 2020 Việt Nam cần phải gấp rút tìm kiếm và phát triển nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sạch để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, cũng như có thể giảm chi phí sử dụng năng lượng.

Số liệu nghiên cứu cho thấy hiện tỷ trọng nhiệt điện than của Việt Nam vẫn chiếm hơn 33% hệ thống điện. Với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng. Dự kiến tổng nhu cầu đầu tư ngành điện từ nay đến 2030 lên đến 148 tỷ USD.

[caption id="attachment_81001" align="aligncenter" width="700"] Quy hoạch ngành điện từ nay đến 2030 (nguồn: Thành Thành Công)[/caption]

Điện gió và điện mặt trời là một giải pháp. Theo số liệu của World Bank, với bờ biển trải dài hơn 3.000km tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt hơn 513.000 MW, bằng 200 lần công suất của thủy điện Sơn La. Miền Nam Việt Nam cũng có tiềm năng về điện mặt trời rất lớn.

Các đại diện của World Bank và ADB đều ủng hộ Việt Nam phát triển bền vững và khuyến khích khối tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng tái tạo, cũng như phát điện truyền tải điện. Đại diện WB cho rằng Việt Nam là một trong các quốc gia có những hoạt động liên quan đến năng lượng mạnh mẽ nhất khu vực Châu Á. Do đó WB sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam để điều phối các nguồn lực trong và ngoài nước để tối ưu hoá nguồn năng lượng thay thế như gió, mặt trời, năng lượng sinh khối (phát điện từ bã mía)...để giảm chi phí năng lượng tại Việt Nam.

Làm điện mặt trời không dễ

Đồng tình với ý kiến của các chuyên gia quốc tế, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Đức Vượng chia sẻ không phải bây giờ mà Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao.

[caption id="attachment_81000" align="aligncenter" width="472"] Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam hiện nay (nguồn: Thành Thành Công)[/caption]

44 dự án điện mặt trời đăng ký nhưng chỉ có 4 dự án triển khai. Đó là con số được đưa ra tại hội thảo cho thấy thực tế hiện nay tỷ trọng năng lượng tái tạo tại Việt Nam chưa lớn và chưa đạt kỳ vọng.Lý do là chi phí phát triển năng lượng tái tạo hiện nay còn cao ảnh hưởng đến giá thành điện năng, khả năng chi trả của người dân chưa lớn. Thứ hai là về mặt công nghệ chưa đủ đáp ứng để có ngay lập tức nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống bởi với khí hậu tại Việt Nam ở các thời điểm không có nắng, có gió thì chúng ta vẫn phải có nguồn năng lượng khác để đáp ứng.

Thứ trưởng Vượng cho biết hiện nay chúng ta đã chấp thuận dự án đầu tư điện mặt trời tại 4 tỉnh Tây Ninh, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận với công suất điện mặt trời lên đến 15.000 MW và nếu phê duyệt thêm 8.000MW đến năm 2020 thì hệ thống truyền tải điện của chúng ta có khả năng hấp thụ ngay không.

Bài toàn khó của EVN

Ông Phương Hoàng Kim Cục trưởng Cục năng lượng tái tạo Bộ Công Thương cho biết tổng sơ đồ 7 đã quy hoạch tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo với kỳ vọng đến năm 2030 sản lượng điện mặt trời sẽ đạt 12.000 MW, sản lượng gió là 6.000 MW. Để thực thi các chính sách này Chinh sphur đã ban hành cơ chế mua điện trực tiếp từ nguồn năng lượng tái tạo với giá thành 7,8 cent/kwh đối với điện gió và 9,35 cent/kwh với điện mặt trời, và 5,8 cent/kwh với điện sinh khối (làm từ bã mía).

Đại diện của Bộ Công Thương cũng tiết lộ Bộ đã nhận được hồ sơ 1.170 dự án tổng công suất là 12.000MW, số được duyệt 44 dự án với tổng công suất đến năm 2020 là 1.835MW và đến năm 2025 thêm 1.648 MW nữa, điều này thể hiện cam kết của Chính phủ trong việc phát triển năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên lãnh đạo Bộ Công thương cũng trăn trở về câu chuyện phát triển điện tái tạo như thế nào là hợp lý vì thực tế sử dụng ánh mặt trời trong 1 ngày chỉ đạt 5 tiếng, còn cao điểm sử dụng điện buổi tối lại không có mặt trời mà phải dùng nguồn khác, như vậy khi đầu tư điện mặt trời vẫn phải đầu tư nguồn điện dự phòng khi không có nắng.

Ngoài ra giá điện bán lẻ đến người tiêu dùng hiện nay khoảng 7,6 cent trong khi giá thành mua điện mặt trời đang là 9,2 cent như vậy EVN đang phải bù lỗ cho mặt trời. Đại diện Bộ Công Thương cũng lấy ví dụ một nước phát triển như Đức hiện nay Chính phủ vẫn đang phải bù lỗ 1 tỷ EUR mỗi năm cho điện mặt trời. Thứ hai là vấn đề truyền tài công suất, từ khu vực Bình Thuận đến TP.HCM phải tính đến hệ thống truyền tải và phân phối chính vì vậy Bộ Công Thương và EVN vẫn phải lựa chọn các chính sách hài hoà phát triển điện một cách bền vững và thân thiện môi trường.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng có một số giải pháp để giải quyết vấn đề này đó là chúng ta phải có các cơ chế khác cho nhà đầu tư năng lượng tái tạo. Trừ khi giá thành sản xuất điện mặt trời giảm xuống (nhờ áp dụng công nghệ, chi phí tài chính ở mức thấp)...và đó là câu chuyện đặt ra trong tương lai. Một trường hợp khác đó là có cơ chế cho các công ty cam kết mua năng lượng xanh họ mua trực tiếp từ nhà đầu tư, khi đó nhà nước và EVN có trách nhiệm truyền tải nhưng không phải bù lỗ. Ngoài ra có thể sử dụng cơ chế đấu thầu giá điện mặt trời.

Đại diện của EVN cũng đồng tình với giá điện bán buôn hiện nay là 7,6 cent/kwh tạo áp lực cho EVN phải bù lỗ chéo, đồng thời vấn đề công nghệ hiện tại sẽ tạo áp lực cho EVN trong việc tích trữ truyền tải điện và phân phối như thế nào. "Nếu lưới không đồng bộ thì việc giải toả công suất rất khó khăn vì thiết kế hệ thống điện cho năng lượng truyền thống khác với năng lượng tái tạo", đại diện EVN phát biểu.

Theo Hoàng Ly - NDH

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video