EU thắt chặt kiểm soát 19 nền tảng trực tuyến lớn

EU vừa có quyết định áp đặt các quy tắc quản lý nội dung chặt chẽ hơn đối với 19 nền tảng trực tuyến - các nền tảng có lượng người dùng lớn, có khả năng gây ảnh hưởng toàn cầu.

Theo TTXVN, ngày 25/4, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố danh sách 19 nền tảng trực tuyến sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ theo Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (Digital Services Act - DSA), bao gồm: AliExpress (của Alibaba), Amazon Marketplace, Apple AppStore, Booking.com, Facebook, Google Play, Google Maps, Google Shopping, Instagram, LinkedIn, Pinterest, Snapchat, TikTok, Twitter, Wikipedia, YouTube, Zalando, Bing, Google Search.

Các nền tảng kỹ thuật số này có 4 tháng để tuân thủ các quy tắc dưới sự bảo trợ của DSA.

Các quy định trong DSA hướng tới cấm hoạt động quảng cáo có chủ đích nhắm vào trẻ em hoặc dựa trên dữ liệu nhạy cảm như tôn giáo, giới tính, chủng tộc và quan điểm chính trị. Ngoài ra, những hành vi, phương thức lừa người dùng cung cấp dữ liệu cá nhân trực tuyến cho các công ty cũng sẽ bị cấm.

Tất cả quảng cáo trên các nền tảng này cũng phải có nhãn ghi rõ người đã trả tiền và các hợp đồng có điều khoản, điều kiện phải có phần tóm tắt bằng "ngôn ngữ đơn giản" và bằng các ngôn ngữ khác nhau của các quốc gia nơi họ đang hoạt động.

Nếu không thực hiện nghiêm các biện pháp này, các nền tảng trên có thể phải nộp phạt lên tới 6% doanh thu toàn cầu của công ty và có thể bị áp lệnh cấm hoạt động tạm thời tại châu Âu.

Một ủy viên của Ủy ban châu Âu (EC, cơ quan hành pháp của EU) về thị trường nội địa nói rằng EU coi 19 nền tảng trực tuyến và công cụ tìm kiếm này có vai trò rất quan trọng về mặt hệ thống nên có trách nhiệm đặc biệt để giúp môi trường Internet an toàn hơn.

Vì vậy các công ty phải nỗ lực nhiều hơn nữa để giải quyết tình trạng thông tin sai lệch, cung cấp nhiều sự bảo vệ và lựa chọn hơn cho người dùng, đồng thời tăng cường bảo vệ người dùng trẻ em.

Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA) đạt được thỏa thuận giữa các nước thành viên và các nhà lập pháp của EU vào tháng 4/2022 và có hiệu lực từ tháng 11/2022. 

DSA có hiệu lực đầy đủ từ 25/4/2023 cùng với việc công bố danh sách các nền tảng kỹ thuật số lớn phải chịu sự kiểm soát của đạo luật này./.

Theo Chinhphu.vn

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video