Đường Nhuệ cùng đồng phạm ăn chặn gần 2,5 tỷ tiền hỏa táng ở Thái Bình

Quá trình điều tra xác định, băng nhóm do Đường Nhuệ đứng đầu đã ăn chặn gần 2,5 tỷ đồng tiền hỏa táng người chết qua dịch vụ "báo ca".

Đường Nhuệ cùng đồng phạm ăn chặn gần 2,5 tỷ tiền hỏa táng ở Thái Bình

Vợ chồng Đường Nhuệ.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sụng vụ án "cưỡng đoạt tiên hỏa táng" do Đường Nhuệ cầm đầu.

Theo kết luận điều tra, năm 2017, anh Bùi Văn Minh (trú TP Thái Bình) có nhu cầu mở dịch vụ tang lễ nên đã đến gặp, nhờ Nguyễn Xuân Đường giúp đỡ. Từ đây, Đường mới biết về hoạt động dịch vụ hỏa táng tại tỉnh Thái Bình.

Cơ quan điều tra xác định, cũng trong thời gian này, các cơ sở làm dịch vụ tang lễ tại Thái Bình hoạt động không tôn trọng quy định mà họ đã thống nhất với nhau, dẫn đến tình trạng làm lấn chiếm địa bàn, tranh giành nhau làm mất an ninh trật tự.

Vì thế, ông Trần Đình Giao (Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Long - đơn vị có cơ sở hỏa táng là Đài hóa thân hoàn vũ Thanh Bình tại tỉnh Nam Định) ngỏ ý nhờ Đường "Nhuệ" đứng ra hợp tác cùng Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Thành Phát, làm đại lý độc quyền dịch vụ hỏa táng ở Thái Bình để ổn định tình hình, giải quyết các xung đột giữa những đơn vị làm dịch vụ tang lễ.

Đầu tháng 12/2017, bằng nhiều thủ đoạn, Đường Nhuệ và đồng bọn đã buộc Công ty Thành Phát phải ngừng hoạt động tại tỉnh Thái Bình, sau đó chúng đoạt địa bàn.

Cụ thể, Đường "Nhuệ" cùng Ninh Đức Lợi đã tìm cách thâu tóm địa bàn bằng cách tự xưng là "Chủ tịch Hiệp hội tang lễ Thái Bình", Hiệp hội này đã được các công ty dịch vụ tang lễ thành lập từ trước, nhưng không xin phép chính quyền công nhận.

Đường Nhuệ sau đó buộc các công ty hoạt động dịch vụ tang lễ trên địa bàn phải chấp nhận các quy định của mình bằng cách đe dọa, cưỡng ép. Do lo sợ, các công ty có hoạt động trong lĩnh vực phải chấp nhận, không dám tố cáo đến cơ quan chức năng.

Tiếp đến, ông ta đứng ra phân chia địa bàn cho các công ty hoạt động dịch vụ tang lễ, tự ý đặt ra quy định về các khoản nộp bắt buộc, tính trên số ca hỏa táng.

Đường bắt buộc các cơ sở dịch vụ hỏa táng phải nộp 500 nghìn đồng/ca hỏa táng. Tiền này được gọi là hội phí, quỹ từ thiện, tuy nhiên toàn bộ số tiền sau thu Đường toàn quyền quyết định.

Quá trình điều tra xác định, từ khi thành lập đến khoảng tháng 4/2020, băng nhóm do Đường Nhuệ đứng đầu đã ăn chặn gần 2,5 tỷ đồng tiền hỏa táng người chết qua dịch vụ "báo ca".

Trước đó, vụ án được Công an tỉnh Thái Bình đã kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố các bị can, tuy nhiên, cuối tháng 11/2020, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung.

Ngày 22/4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình khởi tố bị can đối với Nguyễn Xuân Đường và Ninh Đức Lợi (46 tuổi, trú tại phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình). Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, ngày 30/7/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Dương (40 tuổi, vợ Đường Nhuệ).

Cùng tội danh nêu trên, ngày 31/8/2020, Công an tỉnh Thái Bình tiếp tục khởi tố bị can đối với Phạm Văn Úy (31 tuổi, trú tại TP. Thái Bình) và Nguyễn Khắc Nin (41 tuổi, trú tại huyện Kiến Xương).

Đến ngày 21/9/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Bình bắt thêm đối tượng Quách Việt Cường (SN 1974, Giám đốc Công ty Cổ phần BBI Thái Bình). Cường được xác định là đối tượng nằm trong đường dây "ăn chặn tiền hỏa táng" của Đường Nhuệ.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video