Đường Kon Tum (KTS) lỗ do tính mùa vụ, lợi nhuận chưa phân phối cao hơn gấp đôi vốn điều lệ

Ngành mía đường nói chung và Đường Kon Tum nói riêng có kết quả kinh doanh chịu ảnh hưởng khá lớn ở yếu tố mùa vụ. Chính yếu tố mùa vụ nên kể từ năm nay công ty thay đổi năm tài chính bắt đầu từ 1/7 hàng năm và kết thúc vào 30/6 hàng năm.

kts-mia-duong-kon-tum

Công ty cổ phần Đường Kon Tum (mã chứng khoán KTS) vừa công bố báo cáo tài chính quý đầu tiên của niên độ tài chính bắt đầu tư 1/7 đến 30/6 hàng năm. Số liệu có thể khiến nhiều nhà đầu tư thắc mắc là quý 3/2016 này, Đường Kon Tum lỗ 119 triệu đồng, cùng kỳ cũng lỗ 2,25 tỷ đồng.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 1 niên độ này của Đường Kon Tum đạt 410 triệu đồng, cao hơn nhiều con số 138 triệu đồng cùng kỳ năm ngoái. Trong quý này, sản lượng đường của công ty đạt hơn 20 nghìn kg và giá bán đường cũng tăng hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái tương đương mức tăng 15%.

Đường Kon Tum cũng có thêm 705 triệu đồng doanh thu hoạt động tài chính trong khi chỉ phải chịu chút ít vài trăm nghìn đồng chi phí lãi vay.

Mọi thứ có vẻ tốt hơn cùng kỳ nhưng Đường Kon Tum báo lỗ 119 triệu đồng do nguồn thu không đủ bù đắp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và khoản lỗ khác gần 290 triệu đồng.

Đường Kon Tum là một doanh nghiệp thường đạt EPS (thu nhập trên mỗi cổ phần) cao so với mặt bằng chung. Năm 2015, công ty đạt 23 tỷ đồng lợi nhuận với EPS lên đến 4.535 đồng. Tại thời điểm cuối tháng 9/2016, công ty vẫn theo dõi khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 62 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức vốn điều lệ hiện tại chỉ 50,7 tỷ đồng.

Ngành mía đường nói chung và Đường Kon Tum nói riêng có kết quả kinh doanh chịu ảnh hưởng khá lớn ở yếu tố mùa vụ. Chính yếu tố mùa vụ nên kể từ năm nay công ty thay đổi năm tài chính bắt đầu từ 1/7 hàng năm và kết thúc vào 30/6 hàng năm. Như năm 2015, doanh thu và lợi nhuận của công ty tập trung vào giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 và tháng 10 đến tháng 12.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video