Dược Hậu Giang điều chỉnh tăng thêm 33 tỷ đồng tiền lãi sau kiểm toán

Nguyên nhân do một loạt các chỉ tiêu trên BCTC tự lập đã được kiểm toán điều chỉnh.

CTCP Dược Hậu Giang (mã chứng khoán DHG) vừa công bố giải trình số liệu tài chính trên báo cáo tài chính riêng do công ty lập và báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016. Một loạt các chỉ tiêu trên BCTC tự lập đã được kiểm toán điều chỉnh, cụ thể các khoản giảm trừ doanh thu điều chỉnh tăng từ 305 tỷ đồng lên 310,5 tỷ đồng, làm giảm doanh thu thuần cả năm xuống hơn 5,5 tỷ đồng, tương ứng còn 3.747 tỷ đồng. Đây là do khoản trả hàng sau niên độ tài chính của công ty con. Chỉ tiêu giá vốn hàng bán được điều chỉnh giảm sâu 38 tỷ đồng, xuống còn 2.806 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 1,34%. Giá vốn điều chỉnh giảm mạnh do điều chỉnh khoản tồn kho chưa thực hiện giữa trụ sở chính và chi nhánh.

Chi phí bán hàng bị điều chỉnh tăng 4,2 tỷ đồng, song chi phí quản lý doanh nghiệp lại được điều chỉnh giảm đến 13,5 tỷ đồng. Các chỉ tiêu này thay đổi do phải điều chỉnh các khoản chi phí phải trả trước cho nhân viên, chi phí phải trả và phân loại lại tài khoản từ chi phí quản lý sang chi phí bán hàng và giá vốn.

Do vậy, kết quả, tổng lợi nhuận trước thuế được điều chỉnh tăng theo, tăng 41,8 tỷ đồng so với số liệu trên báo cáo tài chính công ty tự lập trước đó. Trừ đi số thuế TNDN hiện hành tăng lên gần 8,5 tỷ đồng, thì Dược Hậu Giang vẫn còn ghi nhận hơn 33,3 tỷ đồng lãi sau thuế thêm vào sau kiểm toán trên báo cáo tài chính riêng. Số liệu lãi sau thuế sau kiểm toán nâng lên thành 255,3 tỷ đồng.

Theo Trí thức trẻ/HSX

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video