Dư nợ nhóm 6 công ty "bầu" Kiên tại ACB còn 558 tỷ đồng

Tăng trích lập dự phòng cùng gần 390 tỷ đồng thu hồi được trong nửa đầu năm, dư nợ nhóm 6 công ty sau trích lập đã giảm mạnh và dự kiến về 0 vào cuối năm 2017.

Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB-HNX), suốt 5 năm qua, báo cáo tài chính nhà băng này luôn khoanh riêng một khoản cho vay khá đặc biệt - dư nợ nhóm 6 công ty, được ghi nhận vào nợ nhóm 2 (chưa phải nợ xấu). Nhóm "con nợ" này chính là các công ty liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, cựu Phó Chủ tịch HĐQT của ACB hay còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi "bầu" Kiên.

Cùng thời điểm bắt "bầu" Kiên, 6 công ty này cũng bị điều tra do cáo buộc vi phạm hình sự. Tới đầu năm 2013, nhóm các công ty này có ban lãnh đạo mới. Cuối năm 2015, ACB đã trình và được NHNN thông qua lộ trình thu hồi nợ kéo dài từ năm 2015-2018. Sau đó một năm, ACB điều chỉnh lại lộ trình này để rút ngắn và dự kiến kết thúc khoản nợ này ngay cuối năm nay.

Từ mức dư nợ 8.667 tỷ đồng và dự phòng trích lập chỉ 249 tỷ đồng vào hồi cuối năm 2012, tới nay, quy mô khoản nợ sau trích lập dự phòng là 558 tỷ đồng.

[caption id="attachment_66532" align="aligncenter" width="700"] Dư nợ nhóm 6 công ty[/caption]

Theo báo cáo tài chính soát xét của ACB, số dư nợ vay nhóm 6 công ty đến 30/6 là 3.527 tỷ đồng, giảm 387 tỷ đồng so với đầu năm và hơn 5 ngàn tỷ đồng so với cuối năm 2012. Dư nợ lớn nhất nằm ở chứng khoán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Tổng trích dự phòng đến 30/6 đạt 2.967 tỷ đồng.

Giá trị tài sản đảm bảo còn lại đến 30/6 theo tính toán là 3.576 tỷ đồng. Trong số này, có 2.623 tỷ đồng giá trị cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác đang niêm yết. ACB cho biết một phần cổ phiếu được bên thứ ba đặt mua và trả tiền cọc. Số tiền cọc 416 tỷ đồng đã sử dụng để trả nợ ACB.

Thời điểm cuối năm 2012, giá trị cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác sử dụng để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay 6 công ty là 3.458 tỷ đồng.

[caption id="attachment_66531" align="aligncenter" width="700"] Giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay nhóm 6 công ty tại ACB[/caption]

Theo Thanh Thủy - NDH

Tags:

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video