Dự kiến có khoảng 110.000 tỷ đồng sẽ được NHNN bơm ra thị trường từ cuối tháng 5

Một lượng lớn thanh khoản sẽ được bơm ra thị trường do tín phiếu 91 ngày phát hành vào tháng 2 và tháng 3 đáo hạn.

Dự kiến có khoảng 110.000 tỷ đồng sẽ được NHNN bơm ra thị trường từ cuối tháng 5

Trong báo cáo vĩ mô mới phát hành, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những động thái đảo chiều chính sách nhanh và rõ hơn trong tháng 3/2023.

Đầu tiên có thể kể đến hai lần điều chỉnh lãi suất điều hành vào giữa tháng và cuối tháng. Theo đó, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn giảm lần lượt là 1 điểm % và 0,5 điểm % trong tháng qua. Một số lãi suất định hướng khác cũng giảm như trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn từ 1-6 tháng giảm 0,5 điểm % về lần lượt là 0,5%/năm và 5,5%/năm; và trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên cũng giảm 1 điểm % về còn 4,5%/năm.

Theo VDSC, nếu như giai đoạn tăng lãi suất năm ngoái việc thay đổi lãi suất điều hành của NHNN thường đi sau thị trường thì đợt giảm lãi suất mới đây kỳ vọng sẽ tác động nhiều đến mặt bằng lãi suất chung.

Thực tế, sau quyết định của NHNN, đầu tháng 04/2023, các NHTM từ Nhà nước đến Tư nhân đều đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động với mức giảm từ 0,3-0,8 điểm %. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động đã giảm tương đối mạnh khoảng 0,8-1,2 điểm %, nhịp giảm này tương đương khoảng 1/2 mức tăng trong giai đoạn tháng 10-12/2022.

Theo số liệu của NHNN, lãi suất cho vay bình quân đối với các khoản vay mới và cũ vào cuối tháng 02/2023 ở mức 9,5- 11,3%/năm, tăng khoảng 0,5-0,6 điểm % so với cuối năm 2022 và cao hơn 1,1-1,4 điểm % so với trước tháng 10/2022.

Về điều tiết thanh khoản hệ thống, VDSC cho rằng NHNN cũng đang có định hướng hỗ trợ thanh khoản nhất quán.

Theo công bố của NHNN, từ đầu năm đến nay đã mua vào khoảng 4 tỷ USD, tương đương với phục hồi lại khoảng 15%-17% lượng ngoại tệ bị hụt trong giai đoạn tỷ giá biến động của năm 20221 . Điều này cũng đồng nghĩa với việc NHNN đã bơm ròng khoảng 94 nghìn tỷ đồng thông qua mua ngoại tệ, song song với việc rút ròng một lượng tiền khoảng 110 nghìn tỷ đồng thông qua việc phát hành tín phiếu NHNN kỳ hạn 91 ngày.

Từ giữa đến cuối tháng 03/2023, hoạt động bơm/hút ròng trên thị trường mở đã ngưng hẳn do lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh và các NHTM đã không còn nhu cầu vay mượn từ NHNN. Nếu tình hình này tiếp diễn thì từ cuối tháng 05/2023, một lượng lớn thanh khoản (xấp xỉ 110 nghìn tỷ đồng) sẽ được bơm ra thị trường do tín phiếu 91 ngày đáo hạn.

Nhìn về lộ trình chính sách tiền tệ sắp tới, VDSC cho rằng có thể NHNN sẽ kiên định với định hướng nới lỏng trong bối cảnh các áp lực về lạm phát, tỷ giá, thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu phần nào đã đi qua.

“Nếu rủi ro nhiều nhà đầu tư đang lo lắng là suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra thì việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành có lẽ nằm trong dự liệu của NHNN”, VDSC cho hay.

Theo Quốc Thụy (Nhịp sống Thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video