Đột phá bằng liên kết "bốn nhà"

Bí thư Thành ủy TP HCM cho rằng để có giải pháp đột phá, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và chống ngập ở TP, cần có sự liên kết giữa nhà quản lý - cơ quan nhà nước - doanh nghiệp và các nhà khoa học.

Ngày 19-8, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa X đã bế mạc sau một ngày rưỡi làm việc. Tại phiên bế mạc, các đại biểu đã biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị.

Tạo cơ chế mới, dự án mới

Phát biểu bế mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10-8-2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP HCM đến năm 2020 được triển khai từ năm 2012, đến nay chỉ còn 3 năm nữa. Những yếu kém đã được khắc phục một bước nhưng cơ bản vẫn còn. Trong đó, yêu cầu về đổi mới mô hình tăng trưởng, phát huy tiềm năng để thúc đẩy TP HCM phát triển, liên kết với các địa phương lân cận… còn chậm.

Nhấn mạnh cần có giải pháp đột phá, quyết liệt hơn cho phát triển hạ tầng giao thông, giải quyết vấn đề ngập nước, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng cần có sự liên kết giữa "bốn nhà": nhà quản lý - cơ quan nhà nước - nhà doanh nghiệp (DN) - nhà khoa học để cùng nhau rà soát lại quy hoạch và sớm công bố quy hoạch này nhằm thu hút đầu tư. Đồng thời, đề xuất cơ chế huy động vốn đầu tư cho hạ tầng, trước mắt là phương thức triển khai tập trung cho năm nay trong việc triển khai vành đai 2 và 3. Qua đó, tạo sự đột phá về phát triển giao thông từ khâu quy hoạch đến huy động vốn, tổ chức triển khai. "Phải triển khai một cách quyết liệt, mạnh mẽ để đến cuối năm 2018 sẽ tạo được cơ chế mới, tạo được dự án mới" - ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Đối với vấn đề giải quyết ngập nước, Bí thư Thành ủy TP HCM đề nghị ngành tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải cần rà soát lại quy hoạch chống ngập và thủy lợi; xem xét có phù hợp với thực tế chưa, cần thiết có thể thuê tư vấn nước ngoài để thực hiện quy hoạch cũng như có lộ trình triển khai các biện pháp căn cơ hơn.

[caption id="attachment_66505" align="aligncenter" width="640"] Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị[/caption]

Phát triển kinh tế tư nhân

Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa X là thảo luận chương trình hành động theo 3 Nghị quyết về kinh tế của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Đối với chương trình hành động theo Nghị quyết số 10 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đề nghị UBND TP HCM rà soát các khu công nghiệp trong quý IV/2017; các chương trình hỗ trợ vốn cho DN nói chung và DN sản xuất sản phẩm hỗ trợ nói riêng để công bố chính sách hỗ trợ vốn mới cho từng loại hình DN. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hỗ trợ khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên.

Đối với việc hỗ trợ hộ cá thể chuyển đổi thành DN, ông Nguyễn Thiện Nhân lưu ý trong cách làm phải thận trọng, không ép, để tiểu thương thấy được cái lợi, hiệu quả khi chuyển thành DN với chính sách cho vay vốn, xây dựng thương hiệu, chính sách thuế.

Theo Bảo Ngọc Người Lao động

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video