Điều tra việc bán bánh kẹo chứa cần sa ở Hà Nội

Cục Cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy đang phối hợp với Công an Hà Nội điều tra việc buôn bán bánh bích quy, kẹo mút chứa cần sa.

Chiều 20/12, trả lời VnExpress có hay không việc bánh kẹo chứa cần sa được bán ở Hà Nội thông qua mạng xã hội, trung tướng Phạm Văn Các, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) cho biết, Cục đã cử tổ công tác nghiên cứu, kiểm tra và có thể khẳng định có căn cứ nên đã phối hợp với Công an TP Hà Nội điều tra, khi có kết quả cụ thể sẽ công bố.

Theo tướng Các, chất ma túy được phát triển hàng ngày, hàng giờ, đòi hỏi cơ quan chuyên môn như Bộ Công Thương, Bộ Y tế phối hợp giám định và có giải pháp xử lý. Chỉ trong năm nay, Cục C04 phát hiện ra 5 loại chất ma túy mới, đề xuất đưa vào danh mục cấm của Chính phủ.

Bánh socola và kẹo mút cần sa được rao bán trên mạng xã hội. 

Bánh socola và kẹo mút cần sa được rao bán trên mạng xã hội. 

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện quảng cáo bán chocolate, kẹo mút, bánh bích quy chứa cần sa. Người bán giới thiệu đặt hàng từ châu Âu, mỗi tuần hàng về vài lần.

Theo Viện Nghiên cứu người sử dụng ma túy, trong số bánh chứa cần sa hiện có trên thị trường, có loại tên là "bánh lười". Bánh này theo chân du học sinh vào Việt Nam, theo quảng cáo bánh có vị chocolate và nho khô dễ ăn, có tẩm cần sa, có khả năng làm người sử dụng chỉ thích ngủ hoặc nằm một chỗ... cười.

Công an Hà Nội từng bắt giữ một nhóm chuyên sản xuất loại bánh này tại Hà Đông. Trong đó, một thành viên của nhóm là sinh viên 19 tuổi.

Theo Phương Sơn (Vnexpress)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video