Điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim xuất xứ từ Trung Quốc

Hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá có các mã HS 7604.10.10; 7604.10.90; 7604.21.90; 7604.29.10; 7604.29.90.

Điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim xuất xứ từ Trung Quốc

Ảnh minh họa.

Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), ngày 10/1/2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 33/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình có xuất xứ từ Trung Quốc (mã số vụ việc AD05).

Theo đó, bên yêu cầu gồm 4 nhà sản xuất nhôm thanh định hình đại diện cho ngành sản xuất trong nước, bao gồm Công ty CP Nhôm Austdoor; Công ty CP Nhôm Sông Hồng; Công ty TNHH Tung Yang; và Công ty CP Tập đoàn Mienhua.

Hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá bao gồm một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình có các mã HS 7604.10.10; 7604.10.90; 7604.21.90; 7604.29.10; 7604.29.90. Biên độ bán phá giá cáo buộc là 35,58%

Hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước thể hiện qua việc suy giảm ở các số chỉ số như: công suất sử dụng, lượng hàng tồn kho, lợi nhuận, tác động kìm giá, ép giá…

Cục Phòng vệ thương mại cho biết, tổ chức, cá nhân có thể đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc với Cơ quan điều tra theo mẫu Đơn đăng ký bên liên quan ban hành tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 06/2018/TT-BCT và gửi tới Cơ quan điều tra qua công văn chính thức hoặc thư điện tử.

Hạn cuối để đăng ký bên liên quan là ngày 28/2/2019.

Theo Nhịp sống kinh tế

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video