Điện thoại di động cũ đắt khách

Theo thống kê của một số trang bán hàng trực tuyến tại Việt Nam, lượt tìm kiếm mua điện thoại cũ trên trang mạng tăng tới 40% so với thời điểm cuối năm 2019.

Trong đó, nhu cầu tìm kiếm những dòng smartphone tầm trung giá rẻ như Xiaomi tăng 22,5%; Real Me tăng 262,6%; Vsmart tăng 442 %. Ngoài ra, Apple cũng là một trong những dòng điện thoại được săn lùng và ưu tiên lựa chọn từ đầu năm đến nay. Chẳng hạn, iPhone 7 Plus ra mắt cách đây 4 năm và đã bị "khai tử" nhưng nhu cầu tìm kiếm chiếc điện thoại cũ này vẫn rất lớn. Một trong những điểm cộng của iPhone 7 Plus là giá chỉ còn khoảng 4,5 triệu đồng/chiếc. Ngoài ra, Samsung Note 8 vẫn chưa hết "hot" dù đã ra mắt cách nay khoảng 3 năm bởi giá điện thoại đã qua sử dụng chỉ còn 4,4 triệu đồng. OPPO F9 đã qua sử dụng được bán với giá 2,6 triệu đồng, giảm mạnh so với mức 7,6 triệu đồng thời điểm ra mắt.

 Điện thoại di động cũ đắt khách  - Ảnh 1.

Điện thoại cũ được nhiều người chọn mua vì giá giảm mạnh

Giới kinh doanh điện thoại di động (ĐTDĐ) trong nước đánh giá sử dụng điện thoại cũ đang dần trở thành xu thế chung ở nhiều nước trên thế giới. Khảo sát của CCS Insight mới đây cũng cho thấy 60% người Anh cân nhắc việc mua ĐTDĐ đã qua sử dụng thay vì mua điện thoại mới. Nguyên nhân của xu hướng trên là bởi dịch Covid -19 ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế, từ đó tác động lớn đến tài chính của nhiều cá nhân. Tâm lý thắt chặt chi tiêu, phòng ngừa rủi ro của nhiều cá nhân cũng kéo theo nhu cầu các sản phẩm cũ, trong đó có điện thoại, tăng cao.

Theo L.Giang (Người lao động)

Chuyện ít biết về ca khúc vượt mốc 2 tỷ lượt xem trong đại lễ 30/4 năm nay

Gần đây, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” bất ngờ gây sốt trên mạng xã hội, vượt 2 tỷ lượt xem (tổng số lượt xem trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok…). Bài hát mang giai điệu hào hùng, là lời tri ân của thế hệ trẻ đối với cha ông, những người có công lao lớn trong công cuộc giữ nước.

Tái hiện hoạt cảnh Ngự Trà Hoàng Cung

Hòa chung không khí cả nước hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" gắn với Festival Huế 2025 “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép và Nam A Bank phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần.

Video