Diễn đàn xuất khẩu 2015: Khai phá thị trường tiềm năng

Diễn đàn xuất khẩu thường niên do Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức qua các năm đã góp phần mở ra hướng đi mới cho doanh nghiệp (DN) xuất khẩu. Năm nay, diễn đàn sẽ diễn ra vào ngày 17/11 với chủ đề “Giải pháp thâm nhập thị trường Hoa Kỳ và Mỹ Latinh”.

[caption id="attachment_9166" align="aligncenter" width="700"]Năm 2014, Diễn đàn xuất khẩu đã nhận được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp Năm 2014, Diễn đàn xuất khẩu đã nhận được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp[/caption]

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Ông Hồ Xuân Lâm- Phó giám đốc ITPC- cho biết: Tại Diễn đàn xuất khẩu 2015, chúng tôi hướng DN đến thị trường Mỹ Latinh, bởi theo cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cơ hội xuất khẩu hàng hóa vào những nước Peru, Chile, Mexico… rất lớn. Bên cạnh đó việc Mỹ bỏ cấm vận đối với Cuba cũng là cơ hội tốt để DN Việt Nam có thể đầu tư, giao thương với DN Cuba, từ đó ”lan tỏa” đến các nước vùng Caribe. Thuận lợi trên khiến cộng đồng DN mong muốn nhiều thông tin về thị trường này.

Được biết, khu vực Mỹ Latinh gồm 33 nước, nằm ở vị trí địa lý chiến lược trên tuyến vận tải quốc tế, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và chăn nuôi, rất giàu tài nguyên và khoáng sản quý hiếm. Với vị thế kinh tế và chính trị ngày càng cao trên trường quốc tế, cùng chủ trương của các nước khu vực này muốn mở rộng quan hệ với nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, Mỹ Latinh đang trở thành khu vực thị trường hấp dẫn của cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng.

Khu vực Mỹ Latinh là thị trường có gần 600 triệu dân, nhu cầu hàng hóa đa dạng, tiềm năng cho hàng Việt Nam xuất khẩu. Những năm qua, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước ở khu vực này không ngừng gia tăng. Đến nay, Việt Nam có quan hệ buôn bán với tất cả 33 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực này. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ Latinh đạt trên 9,5 tỷ USD năm 2014, tăng 40,7% so với năm 2013, chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang khu vực Mỹ Latinh gồm: Giày dép, thủy sản, gạo, sản phẩm dệt may, cà phê, cao su, sản phẩm nhựa, thiết bị và linh kiện điện tử, tin học, máy móc, thiết bị, phụ tùng cơ khí, đồ gỗ nội thất, gốm sứ… Mục tiêu Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu sang khu vực thị trường này đạt trên 6 tỷ USD vào năm 2015 và từ 12- 15 tỷ USD vào năm 2020.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại

Theo Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), công tác xúc tiến thương mại sang khu vực Mỹ Latinh cần được đẩy mạnh hơn nữa, hướng tới sự phát triển đồng đều trong thời gian tới. Đối với DN, phải nắm bắt cơ hội từ những hiệp định thương mại tự do (FTA). Hiện nay, Việt Nam đã có FTA với Chi Lê (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014); Hiệp định Hợp tác kinh tế và thương mại Việt Nam- Panama (ký ngày 18/4/2013); Bản ghi nhớ về Hợp tác kinh tế và thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại thương Ecuador (ký ngày14/3/2013); Bản ghi nhớ về Hợp tác công nghiệp giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công nghiệp Cuba (ký ngày 27/3/2014)…

Bên cạnh đó, các nước Mỹ Latinh đang nỗ lực thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Đáng chú ý, trong 12 nước tham gia đàm phán TPP, có 3 nước thuộc khu vực Mỹ Latinh: Chile, Peru, Mexico. Khi TPP được ký kết, DN Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động kinh tế - thương mại với Chile, Peru, Mexico, cũng như toàn khu vực thị trường Mỹ Latinh.

Ông Hồ Xuân Lâm cho biết thêm: DN cần phối hợp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến sang thị trường Mỹ Latinh để tận dụng những ưu đãi do các hiệp định mới mang lại, đồng thời góp phần tái cơ cấu thị trường của DN, tránh lệ thuộc quá nhiều vào những thị trường cũ.

Khu vực Mỹ Latinh là thị trường có gần 600 triệu dân, nhu cầu hàng hóa đa dạng, tiềm năng cho hàng Việt Nam xuất khẩu. Những năm qua, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước ở khu vực này không ngừng gia tăng.

Theo Công thương

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.