Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos 2021 lần đầu tiên được tổ chức trực tuyến

Ngày 18/01, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) có trụ sở tại Thụy Sỹ đã đưa ra thông báo chính thức về Chương trình nghị sự Davos 2021 sẽ được tổ chức từ ngày 25 - 29/01 với chủ đề về một năm quan trọng để xây dựng lại lòng tin và đây là lần đầu tiên Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hơn 1.500 doanh nghiệp, lãnh đạo chính phủ và xã hội dân sự từ hơn 70 quốc gia và khu vực sẽ tham dự cuộc họp trực tuyến này.

Ngay sau thông báo này, ngày 19/01, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tham dự Chương trình nghị sự Davos của WEF và có bài phát biểu trực tuyến vào ngày 25/01, đánh dấu sự kiện ngoại giao lớn đầu tiên trong năm mới của Chủ tịch Trung Quốc, vào thời điểm quan trọng khi thế giới vẫn chìm trong đại dịch Covid-19 và sự gián đoạn kéo dài đối với hợp tác toàn cầu.

Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos 2021 lần đầu tiên được tổ chức trực tuyến

Sau một năm đầy thách thức chưa từng có vào năm 2020 và các chỉ số kinh tế mới nhất về sự phục hồi mạnh mẽ của Trung Quốc sau Covid-19, dự kiến bài phát biểu của ông Tập có thể sẽ tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm của Trung Quốc trong cuộc chiến chống dịch khó khăn, kêu gọi nhiều nỗ lực toàn cầu hơn trong việc khắc phục tình trạng chưa từng có của cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, đồng thời nhắc lại cam kết tiếp tục của Trung Quốc đối với cách tiếp cận đa phương bao trùm nhằm giải quyết một loạt các vấn đề toàn cầu cấp bách, từ kiểm soát dịch bệnh đến phục hồi kinh tế.

Ngoài Chủ tịch Trung Quốc, khoảng 19 nguyên thủ quốc gia và chính phủ sẽ tham dự cuộc họp, bao gồm Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Hiện chưa rõ liệu ông Joe Biden, người sẽ trở thành Tổng thống Mỹ vào ngày 20/01 - chỉ năm ngày trước cuộc họp của WEF - có tham dự hay không.

Trước khi các nhà lãnh đạo thế giới dự họp trực tuyến là một thế giới đầy thách thức, bao gồm đại dịch Covid-19, đã làm chết hơn hai triệu người, một nền kinh tế toàn cầu đang căng thẳng, dự kiến ​​sẽ giảm 4,3% vào năm 2020, một nỗ lực phân phối vaccine toàn cầu đã được WHO mô tả là đang đối mặt với nguy cơ "thất bại thảm hại", cũng như những căng thẳng thương mại và địa chính trị dai dẳng.

Trong bối cảnh đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ trình bày lập trường trong việc giải quyết những vấn đề đó mà trọng tâm sẽ là xây dựng một cộng đồng chung tương lai cho nhân loại để giải quyết mọi vấn đề thông qua tham vấn và hợp tác, cho dù đó là sức khỏe cộng đồng hay phát triển kinh tế.

Chủ tịch Trung Quốc cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự trong một bài phát biểu tại diễn đàn Davos năm 2017, trong đó kiên quyết chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Khoảng bốn năm sau, đến nay, nhiều thách thức toàn cầu đã trở nên phức tạp hơn và trầm trọng hơn bởi Covid-19. Và trong khi Tổng thống Trump kết thúc nhiệm kỳ, những thiệt hại mà các chính sách "Nước Mỹ trên hết" đã gây ra cho hệ thống đa phương toàn cầu sẽ tồn tại và không thể sửa chữa trong một sớm một chiều.

Theo Công thương

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video