Điểm danh doanh nghiệp "xù" hợp đồng gạo dự trữ đợt 1, tiếp tục đi đấu thầu đợt 2

Nhiều doanh nghiệp tiếp tục tham gia đấu thầu cung cấp gạo dự trữ tại nhiều Cục Dự trữ Nhà nước khu vực dù trước đó đã từ chối ký hợp đồng ở đợt 1.

Điểm danh doanh nghiệp "xù" hợp đồng gạo dự trữ đợt 1, tiếp tục đi đấu thầu đợt 2

Sau khi hàng loạt doanh nghiệp "xù" hợp đồng cung cấp gạo dự trữ lần 1, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực đang tổ chức đấu thầu đợt 2 để mua 182.300 tấn gạo, đảm bảo đủ số lượng dự trữ năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đáng chú ý, trong đợt đấu thầu lần 2 này, có nhiều doanh nghiệp đã "xù" hợp đồng trong lần 1 tiếp tục đi đấu thầu lại.

Điểm danh doanh nghiệp xù hợp đồng gạo dự trữ đợt 1, tiếp tục đi đấu thầu đợt 2 - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp đã từ chối ký hợp đồng cấp gạo trước đó nhưng vẫn tiếp tục tham gia đấu thầu lần 2

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, Công ty Cổ phần Lương thực Hà Tĩnh đã từ chối ký hợp đồng cung cấp 17.855 tấn trong đợt đấu thầu lần 1.

Ở đợt đấu thầu thứ 2 này, theo kết quả danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của hồ sơ mời thầu các gói thầu cung cấp 9.000 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020 của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội, Công ty Cổ phần Lương thực Hà Tĩnh tiếp tục tham gia đấu thầu vào 2 gói thầu.

Công ty Cổ phần Lương thực Hà Tĩnh còn tham gia đấu thầu nhiều gói thầu cung cấp gạo dự trữ tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đà Nẵng, Cục Dự trữ Nhà nước Nam Trung Bộ...

Tương tự, Công ty Cổ phần Thương mại Minh Khai (có trụ sở ở TP Hải Phòng) tiếp tục tham gia đấu thầu đợt 2 vào 2 gói thầu, dù trước đó đã từ chối ký hợp đồng cung cấp 21.350 tấn gạo cho các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.

Công ty TNHH Phát Tài đã từ chối ký hợp đồng với gần 18.000 tấn gạo nhưng lại lọt vào danh sách những doanh nghiệp tham gia đầu thầu đợt 2.

Đặc biệt, có Công ty TNHH Thương mại Chương Tho, doanh nghiệp tham gia vào 6 gói thầu của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội, dù trước đó đã từ chối ký hợp đồng cung cấp 13.675 tấn gạo dự trữ ở đợt đấu thầu thứ nhất.

Ngoài ra còn có các doanh nghiệp khác như như Công ty TNHH Thủy Long Hà Nam, Công ty TNHH Phú Minh Hưng, Công ty Cổ phần lương thực Cao Lạng, Công ty TNHH Phát Tài... Theo tìm hiểu của phóng viên, các doanh nghiệp nêu trên đều tham gia đấu thầu hầu hết ở các Cục Dữ trữ Nhà nước khu vực trong đợt đấu thầu lần 2 này.

Về việc doanh nghiệp "xù" hợp đồng đợt đấu thầu lần 1 tiếp tục tham gia đấu thầu đợt 2, ông Lê Văn Thời, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính), cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có quy định nào cấm họ không được tham gia dự thầu.

Để khắc phục tình trạng các nhà thầu tham gia đấu thầu khi đã trúng thầu rồi lại bỏ thầu như lần trước, ông Lê Văn Thời cho biết Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã chỉ đạo các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực nâng cao biện pháp ràng buộc hơn với các nhà thầu khi tham gia thầu, mức bảo lãnh dự thầu đã được nâng lên từ 1,5% đến 3% trên giá gói thầu bằng mức tối đa pháp luật đã quy định.

"Còn về lâu dài, chúng tôi cũng đã có kiến nghị cần sửa đổi Luật Đấu thầu bổ sung các chế tài khác để ràng buộc hơn với các nhà thầu khi tham gia đấu thầu không riêng chỉ có mua gạo dự trữ quốc gia, mà cho nhiều mặt hàng và các lĩnh vực khác"- ông Thời khẳng định.

Theo Minh Chiến (Người lao động)

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video