ĐHCĐ OTG: Mục tiêu LN tăng 25% năm 2015, phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu

Năm 2016 HĐQT định hướng (1) tăng doanh thu các dịch vụ khai quan, khai thác tàu, thuê kho, vận chuyển hàng hóa và dịch vụ tài chính kho; (2) mở rộng quy mô kinh doanh ở 2 khu vực miền nam và miền bắc; (3) mở rộng hoạt động M&A cảng biển.

Công ty Cổ phần Otran Logistics (OTG) vừa công bố tài liệu họp ĐHCĐ thường niên 2016 vào ngày 24/6 tới đây.

Năm 2016, HĐQT trình cổ đông kế hoạch doanh thu 842,4 tỷ đồng, LNST 59,52 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 25% so với kết quả thực hiện năm 2015. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 11%.

OTG 1

Để hiện thực hóa kế hoạch trên, HĐQT định hướng (1) tăng doanh thu các dịch vụ khai quan, khai thác tàu, thuê kho, vận chuyển hàng hóa và dịch vụ tài chính kho; (2) mở rộng quy mô kinh doanh ở 2 khu vực miền nam và miền bắc; (3) mở rộng hoạt động M&A cảng biển.

Công ty dự kiến tiếp tục tìm hiểu để phát triển diện tích kho bãi từ 7.000 - 10.000 m2, làm hàng Logistics miền Nam phục vụ vận tải container quốc tế thông qua cảng biển quốc tế (Cảng SP-PSA, Cái Mép - Thị Vải); phát triển cung cấp dịch vụ Logistics trọn gói mở rộng xuống thị trường các khu vực Tây Nam Bộ; ưu tiên vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, công ty cũng sẽ mở rộng kết nối cảng biển, ưu tiên tập trung hệ thống cảng Quảng Ninh và cảng Nam Đình Vũ - Hải Phòng.

HĐQT trình cổ đông quyết định việc thoái vốn tại CTCP Năng lượng Otran. Tỷ lệ thoái vốn, thời điểm và phương thức, đối tượng chào bán cụ thể được đề xuất ủy quyền cho HĐQT thực hiện.

Nhằm nâng cao năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh, HĐQT trình cổ đông thông qua việc chào bán riêng lẻ 300 tỷ đồng trái phiếu. Mục đích đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh logistics miền bắc và đầu tư mở rộng kho bãi miền nam.

HĐQT đề xuất ủy quyền cho HĐQT lập phương án phát hành gồm các điều khoản chi tiết và thời điểm thích hợp thực hiện.

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video