Đấu giá trọn lô 5 công ty thủy điện với giá 1.400 tỷ: Cuộc đua của REE với Thành Thành Công

Doanh nghiệp trúng giá sẽ nắm quyền kiểm soát 5 công ty thủy điện vốn đang thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Cao su.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã có thông báo, Hội đồng thẩm định năng lực nhà đầu tư của công ty đã họp và phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiênh mua trọn lô cổ phần của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị thành viên tại 5 công ty thủy điện. Theo đó, có 3 doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện gồm CTCP Điện Gia Lai (DIENGIALAI), CTCP Thủy điện Đắk R’Tíh (DAHC) và CTCP Cơ điện lạnh (REE). Doanh nghiệp trúng giá sẽ phải chi tối thiểu 1.414 tỷ đồng để sở hữu trọn lô cổ phần trên. Trước đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG – VRGX) đã có thông báo về việc chào bán thỏa thuận trọn lô cổ phần của VRG và các công ty thành viên tại 5 công ty Thủy điện. Tổng lượng cổ phần chào bán khoảng 111 triệu, với giá bán khởi điểm trọn lô trên 1.414 tỷ đồng.

cac thuy dien chao ban

Trong số 3 doanh nghiệp này, REE là doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh hơn cả. REE đang nắm cổ phần chi phối của Thủy điện Thác Bà đồng thời đầu tư vào một loạt doanh nghiệp lớn khác trong ngành điện như Thủy điện Thác Mơ (42,63%), Thủy điện sông Ba Hạ (25%), Thủy điện Srok Phu Miêng IDICO và một số công ty nhiệt điện như Nhiệt Điện Phả Lại, Nhiệt điện Quảng Ninh.

Hai cái tên còn lại, thì DAHC là công ty thủy điện có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, là công ty con của Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1). Còn Điện Gia Lai là công ty chủ chốt trong mảng năng lượng của Tập đoàn Thành Thành Công.

Thành Thành Công hiện sở hữu 19 nhà máy thủy điện công suất vừa và nhỏ cùng 7 nhà máy nhiệt điện chạy từ bã mía với tổng công suất đạt 350MW.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video