Đánh sập nhiều đường dây mua bán tài khoản ngân hàng

Việc mua bán tài khoản ngân hàng vẫn diễn ra phức tạp. Những tài khoản không chính chủ đã tiếp tay cho các tội phạm lừa đảo.

Tại Hà Nội, một nhóm đối tượng đã mở hơn 200 tài khoản ngân hàng bán với giá 1,2 triệu đồng mỗi tài khoản. Khi vào thành phố Đà Nẵng để mở rộng phạm vi hoạt động, nhóm đối tượng đã bị bắt giữ. Tại hiện trường, công an thu giữ gần 100 tài khoản ngân hàng và nhiều loại giấy tờ giả.

Còn tại Nghệ An, nhóm 10 đối tượng đã thuê người dân mở trên 3.000 tài khoản ngân hàng với giá 400.000 đồng/tài khoản để bán ra nước ngoài ăn giá chênh lệch hàng chục lần.

"Em đi tìm người làm tài khoản để gửi sang Đài Loan phục vụ cho mục đích chơi game online", đối tượng Lê Thế Trung cho biết.

Đánh sập nhiều đường dây mua bán tài khoản ngân hàng - Ảnh 1.

Nhiều tài khoản sau khi được các đối tượng bán lại sẽ được sử dụng trong những mục đích không rõ ràng, vi phạm pháp luật. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Công an cũng đã thu giữ hàng trăm sim điện thoại, trong đó nhiều sim đã được kích hoạt mã OTP. Đặc biệt, nhiều tài khoản đã có giao dịch lên đến 400 tỷ đồng. 

Tương tự tại các tỉnh thành Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, nhiều đường dây mua bán trái phép tài khoản ngân hàng đã bị lực lượng công an triệt phá. Một nhóm đối tượng đã bị Công an thành phố Hà Nội phát hiện việc mua bán hàng nghìn tài khoản ngân hàng ra nước ngoài cho các đối tượng lừa đảo.

"Các đối tượng mở được hơn 400 tài khoản tại hơn 10 ngân hàng. Có một số lượng lớn tài khoản đã được bán ra nước ngoài để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Thiếu tá Bùi Quang Tùng, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hà Nội, thông tin.

"Bộ Công an đã giao các đơn vị chức năng tổ chức đấu tranh, làm rõ các tổ chức đường dây mua bán, chiếm đoạt dữ liệu thông tin cá nhân tại Việt Nam, tập trung đấu tranh vô hiệu hóa các trang web cung cấp dịch vụ, xác định số điện thoại đăng ký tài khoản mạng xã hội liên quan đến việc mua bán trái phép dữ liệu cá nhân trên không gian mạng", Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, nhấn mạnh.

Cơ quan công an cũng xác định, nhiều tài khoản sau khi được các đối tượng bán lại sẽ được sử dụng trong những mục đích không rõ ràng, vi phạm pháp luật như việc chuyển và rút tiền trong những vụ án lừa đảo, sử dụng sim rác để đăng nhập Internet Banking, liên kết mở các tài khoản ví điện tử khác để chiếm đoạt tiền, gây khó khăn cho công tác điều tra.

Theo Duy Hoàn (VTV)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video