Đại học Việt Nhật hợp tác toàn diện với ANA Holdings của Nhật Bản

Ngày 21/9, Trường Đại học Việt Nhật (VJU) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với tập đoàn ANA Holdings của Nhật Bản nhằm tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu.

[caption id="attachment_106825" align="aligncenter" width="650"] Đại học Việt Nhật ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ANA Holdings của Nhật Bản.[/caption]

Có mặt tại sự kiện hợp tác quan trọng này là Ngài UMEDA Kunio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, ông KONAKA Tetsuo, Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, ông Koji SHIBATA, PCT cấp cao, Giám đốc điều hành Tập đoàn ANA, GS Furuta Motoo Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật và nhiều khách mời khác.

Theo thỏa thuận, VJU và ANA Holding sẽ hợp tác trong các hoạt động nghiên cứu và quan hệ công chúng để cải thiện giá trị thương hiệu thông qua các sự kiện do hai bên tổ chức. Đồng thời VJU và ANA Holdings sẽ chia sẻ kiến thức trong các lĩnh vực liên quan tới hoạt động hàng không, quản lý doanh nghiệp... ANA Holdings sẽ hợp tác với VJU trong các hội nghị chuyên đề và hội thảo do trường tổ chức.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc ĐHQG cho biết, sự hợp tác giữa Trường ĐH Việt Nhật thuộc ĐHQGHN và Tập đoàn ANA Nhật Bản là mối quan hệ hợp tác đầu tiên của Trường ĐH Việt Nhật với 1 tập đoàn hàng đầu Nhật Bản và là 1 trong 9 hãng hàng không đạt chuẩn 5 sao trên thế giới. Đây sẽ trở thành cầu nối văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ Nhật Bản và Việt Nam.

Đại sứ Kunio Umeda cũng phát biểu: "Việc ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với ANA Holdings sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của VJU và nó rất có ý nghĩa rất lớn từ quan điểm tăng cường mối quan hệ Nhật-Việt".

VJU là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và được coi là một trong những biểu tượng cho mối quan hệ chiến lược Việt Nam - Nhật Bản. Sau khoảng 3 năm khai trường, kể từ khóa đào tạo thạc sỹ đầu tiên vào ngày 9/9/2016, hiện nay trường đang triển khai đào tạo chương trình thạc sĩ 2 năm theo mô hình đào tạo của Nhật Bản. Các lĩnh vực đào tạo bao gồm: Nghiên cứu khu vực, Chính sách công, Quản lý doanh nghiệp, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ nano, Kỹ thuật hạ tầng, Biến đổi khí hậu và phát triển.

Trường Đại học Việt Nhật đặt mục tiêu phát triển thành trường đại học nghiên cứu tập trung vào hai lĩnh vực mà Việt Nam đang thiếu và yếu là công nghệ kỹ thuật cao và khoa học liên ngành. Chương trình đào tạo tập trung vào chất lượng cao và có tính quốc tế hóa cao với sự tham gia của các đại học hàng đầu Nhật Bản và sự liên thông, liên kết với các trường đại học thành viên khác của Đại học Quốc gia Hà Nội, áp dụng triết giáo dục khai phóng, triết lý phát triển bền vững và lấy người học làm trung tâm; trường có sự quan tâm lớn của Chính phủ hai nước Việt Nam – Nhật Bản.

Theo InfoNet

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video